Vì sao Trung Quốc ngừng cơ chế "tự ngắt "giao dịch?
Theo cơ chế được thông qua hồi tháng 12/2015, nếu chỉ số CSI300 (gồm các doanh nghiệp lớn nhất niêm yết tại hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến) tăng hoặc giảm hơn 5% thì thị trường sẽ tạm ngừng giao dịch trong 15 phút. Còn nếu mức tăng hoặc giảm trên 7%, thị trường sẽ đóng cửa sớm.
Người phát ngôn của Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), ông Deng Ke, cho biết chính sách này sẽ tạm ngừng hoạt động từ phiên giao dịch ngày 8/1 và cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Ông Deng Ke nói: “Ảnh hưởng tiêu cực của chính sách đã vượt xa ảnh hưởng tích cực” và “để đảm bảo sự ổn định của thị trường chứng khoán, CSRC quyết định tạm dừng cơ chế trên”.
Ông Deng Ke cho biết CSRC sẽ nghiên cứu chính sách “ngừng giao dịch” theo sự vận động của thị trường và cần rút ra bài học kinh nghiệm.
Cơ chế trên một mặt có thể giúp thị trường khỏi sụp đổ trong trường hợp nhà đầu tư quá hoảng loạn. Nhưng ở khía cạnh khác cơ chế này làm thị trường thêm lo lắng và có thể dẫn tới những quyết định tháo chạy trong các phiên tiếp theo khi nhà đầu tư cảm thấy không bán được cổ phiếu.
Nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc đưa ra mức tăng hoặc giảm 7% thì đóng cửa thị trường là quá hẹp. Ngoài ra, việc cấm các nhà đầu tư lớn bán cổ phiếu là một biện pháp phi thị trường. Chính những biện pháp này của Trung Quốc lại có thể làm mất thêm niềm tin của nhà đầu tư.
Trước khi tuyên bố của CSRC được đưa ra, các nhà quan sát thị trường đã chỉ trích cơ chế vốn được trông đợi này đã thất bại do những nhược điểm trong khâu hoạch định.Theo đó, để đề phòng những hậu quả không mong muốn xảy ra, các nhà quản lý tài sản đã bán tháo cổ phiếu trước nỗi lo chính sách trên có thể gây ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến tính thanh khoản của thị trường.
Một nhà giao dịch chứng khoán cho biết: “Điều quan trọng là phải đảm bảo vốn được an toàn. Chúng tôi bị đặt vào tình thế chưa từng xảy ra”.
Giới chức đại lục yêu cầu các nhà môi giới chứng khoán gửi báo cáo hoạt động trước sáng 8/1 để làm cơ sở đánh giá cơ chế ổn định thị trường.
Chiến lược gia trưởng tại Bocom International, ông Hong Hao, cho biết các nhà quản lý chứng khoán Trung Quốc có xu hướng tránh quay lại tìm hiểu những sáng kiến chính sách mới.
Theo ông Hong Hao: “Dựa trên kinh nghiệm, CSRC hiếm khi thay đổi quy định trong một thời gian ngắn như thế sau khi họ đã giới thiệu nó”.
Trước đó, chính sách “ngừng giao dịch” đã tiếp tục lặp lại vào hồi 9 giờ 58 phút (giờ Trung Quốc) sáng 7/1 sau khi chỉ số CSI300 mất 7,2%, dẫn đến việc thị trường phải đóng cửa sớm.
Lúc đầu thị trường tạm ngừng giao dịch trong vòng 15 phút vào hồi 9 giờ 42 phút – giai đoạn một của cơ chế trên được “kích hoạt” sau khi chỉ số CSI300 giảm 5%. Quá trình giao dịch được khôi phục chỉ một phút trước thị trường đóng cửa.
Nhà quản lý quỹ tín thác có trụ sở tại Thượng Hải, ông Adam Xu cho biết: “Tất cả mọi người đều 'tháo chạy' khi chỉ số rơi xuống gần đáy quy định (của chính sách). Các nhà điều tiết đã quyết định 5% và 7% là hai giai đoạn của chính sách…. Nhưng các mức này quá thấp và quá dễ để bị phá vỡ.
Các nhà quản lý chứng khoán Mỹ là những người mở đầu chính sách “ngừng giao dịch” trên thị trường vào năm 1987 để ngăn chặn tổn thất do giá cổ phiếu ở nước này liên tục giảm trong tháng 10 năm đó.
Theo cơ chế hiện tại, nếu những chỉ số chủ chốt của Mỹ giảm 7% trước 15 giờ 25 (giờ địa phương), thị trường sẽ ngừng giao dịch 15 phút. Và nếu các chỉ số đó để mất 20% tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giao dịch, toàn bộ thị trường sẽ phải đóng cửa sớm.
Tuy nhiên, đến nay việc đóng cửa sớm vẫn là một sự kiện hi hữu đối với những thị trường chứng khoán chính ở Mỹ. Chỉ có một lần duy nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ đó là các thị trường chứng khoán New York phải đóng cửa trong suốt thời gian xảy ra vụ tấn công 11/9/2001.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm trở lại
10:36' - 08/01/2016
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm, sau khi Bắc Kinh tạm ngưng cơ chế “tự ngắt giao dịch” - cơ chế đã khiến thị trường đóng cửa sớm hai phiên trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc?
10:28' - 08/01/2016
Nhà đầu tư vẫn trong trạng thái bất an trước các tín hiệu thiếu bền vững từ nền kinh tế Trung Quốc. Một bộ phận các nhà đầu tư lớn đang chờ cơ hội “xả hàng” để thoái vốn.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ đỏ sàn theo chứng khoán Trung Quốc
08:33' - 08/01/2016
Chứng khoán Mỹ phiên đêm qua (7/1) cũng lao dốc tiếp theo phiên “sập sàn” sớm của chứng khoán Trung Quốc hôm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ngừng áp dụng cơ chế "tự ngắt" trên thị trường chứng khoán
07:05' - 08/01/2016
Tối 7/1, Trung Quốc thông báo nước này từ ngày 8/1 sẽ ngừng áp dụng cơ chế "tự ngắt" trên thị trường chứng khoán vốn có hiệu lực trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.