Việc làm và du lịch: "Cơn bĩ cực" trên hai bờ lục địa Á-Âu
Bài phân tích trên tạp chí của RFI ngày cuối tuần qua cho thấy trên hai bờ lục địa Á-Âu, virus SARS-CoV-2 đang đặt nhân loại vào những thách thức chưa từng có.
Tình trạng thiếu hụt nhân công đang cản trở đà phục hồi kinh tế tại Ấn Độ, còn ngành du lịch Thụy Điển cũng tuyệt vọng trước mùa cao điểm. Trong khi đó, tại Pháp, lâu đài Chambord trong vùng thung lũng sông Loire đã được thắp lên chút hy vọng.Ấn Độ: 400 triệu dân trước nguy cơ lâm vào cảnh bần cùng Ấn Độ hiện có số ca lây nhiễm khá cao trên thế giới. Chỉ trong ngày 18/6, Bộ Y tế đã ghi nhận thêm hơn 13.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.Điều này chứng tỏ một sự thật là sau hai tháng phong tỏa, các biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19 đã không mấy hiệu quả. Trong khi đó, một tháng sau khi dỡ bỏ hầu hết các quy định giãn cách xã hội, nền kinh tế quốc gia Nam Á vẫn còn điêu đứng.
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Sébastien Farcis từ thủ đô New Delhi phân tích: "Nhà máy tại các khu công nghiệp cách xa các thành phố đã hoạt động trở lại từ đầu tháng 5/2020. Dịch bệnh chủ yếu hoành hành tại các thành phố lớn. Từ giữa tháng Năm vừa qua, lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và dân chúng đã gần như được tự do đi lại. Hậu quả là hiện nay mỗi ngày tại Ấn Độ có đến hơn 6 triệu lao động không có việc làm ở thành phố tìm tới các khu công nghiệp để kiếm sống. Virus qua đó đã xâm nhập vào những nơi mà tới nay còn tương đối an toàn".Nạn thất nghiệp là nguyên nhân chính cản trở đà phục hồi của kinh tế Ấn Độ. Trước hết, các nhà máy thiếu hụt nguồn nhân lực để phục vụ sản xuất vì các biện pháp an toàn chống dịch lây lan được tăng cường, họ không thể tuyển dụng thêm nhân công. Ví dụ, nhà máy dệt may Ginni Filaments tại bang Uttar Pradesh, cách New Delhi chừng 20 km, đang trong tình trạng thiếu hụt nhân công trầm trọng.Chính phủ hứa sẽ bơm thêm 250 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng các chuyên gia không mấy tin tưởng vào kế hoạch này. Đơn giản vì chính quyền chủ yếu giảm thuế cho doanh nghiệp, qua đó tạo điều kiện cấp tín dụng dễ dàng hơn. Thế nhưng tại Ấn Độ, giới tiểu thương, những người buôn bán nhỏ lẻ lại chiếm số đông và không được trợ giúp. Trong gói hỗ trợ của chính phủ, chỉ có 10% là thuộc dạng trợ cấp trực tiếp trong khi để có hiệu quả, tỷ lệ này phải cao hơn nhiều.Trong nhiều năm qua, tăng trưởng của Ấn Độ ở mức 4-7%/năm. Với phương Tây, đây là cả một thành tích, nhưng tỷ lệ này là điều kiện cần thiết để đảm bảo công ăn việc làm cho từ 8-10 triệu thanh niên gia nhập thị trường lao động Ấn Độ mỗi năm, đồng thời để cưu mang hàng triệu người vẫn đang sống trong cảnh bần cùng.COVID-19 đã chặn đứng đà tăng trưởng của Ấn Độ khiến lần đầu tiên trong hơn 4 thập niên qua, nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái. Cùng với đó, Ấn Độ phải trả cái giá đắt về mặt xã hội. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, đại dịch lần này có thể đẩy 400 triệu người có thu nhập bấp bênh vào cảnh khốn cùng.Thụy Điển: Tuyệt vọng với mùa du lịch 2020 Trong khi đó, tại châu Âu, nhiều nước trong Liên minh đã mở cửa biên giới trở lại. Thụy Điển đứng ngoài danh sách này do mức độ lây lan của COVID-19 còn rất mạnh. Tính theo tỷ lệ dân số, tỷ lệ tử vong tại quốc gia Bắc Âu thuộc diện "cao nhất trên thế giới", với hơn 5.000 ca tử vong trên tổng số 10 triệu dân.Tại thủ đô Stockholm, các hoạt động liên quan đến ngành du lịch đã giảm 90%, như phản ánh của phóng viên Anissa El Jabri. Mặc dù đây là đỉnh điểm mùa du lịch tại thủ đô Stockhlom và như mọi năm, các địa điểm gần biển đều đã được đặt thuê kín hết từ lâu, năm nay tình hình đã rất khác.Aron Abramsson, một nhân viên sở du lịch của thành phố, cho biết: "Bình thường thì dân cư khu này cảm thấy bị ngạt thở vì có quá đông du khách. Thậm chí người dân địa phương còn cảm thấy chính họ mới là người xa lạ, vì họ chỉ là một thiểu số so với lượng du khách quá lớn.Năm nay thì không. Trung tâm du lịch nổi tiếng này vẫn yên bình như bất kỳ một thành phố nhỏ nào khác ở Thụy Điển. Chỉ có vài người tản bộ và tận hưởng ánh nắng Mặt Trời. Đường phố vắng tanh".
Theo nhân viên Abramsson, mọi năm trong giai đoạn này, mỗi giờ có đến 10 chuyến tàu hay chuyến phà chở du khách đi và đến từ khắp nơi cập bến. Hiện tại, lượng giao thông chỉ bằng 1/5 so với trước, mà trên mỗi chuyến tàu, số hành khách cũng chỉ bằng 1/3 so với với trước. Vé tàu bán ra đã giảm 80%.Thụy Điển bắt đầu dỡ bỏ hạn chế đi lại. Từ tháng Bảy tới, người dân có thể đi nghỉ ở bất cứ nơi nào trên toàn quốc. Tuy nhiên, Stockholm vẫn là vùng đỏ, với số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất.Pháp: Đà phục hồi đòi hỏi nhiều thời gianTại Pháp, từ đầu tháng, các di tích lịch sử, viện bảo tàng đã lần lượt mở cửa trở lại hay đang chuẩn bị hoạt động lại trong một vài ngày sắp tới. Trong vùng thung lũng sông Loire, phía Tây nước Pháp, những tòa lâu đài nổi tiếng như Chenonceau, Blois, Amboise hay Chambord bắt đầu trông thấy "ánh sáng cuối đường hầm" sau gần một chục tuần lễ đóng cửa.Hiện tại, lượng du khách chỉ bằng 20-30% so với một năm bình thường. Tuy nhiên, riêng tòa lâu đài Chambord, nơi có chiếc cầu thang kép tách biệt hai lối lên và xuống, Giám đốc điều hành di tích lịch sử này Jean d’Haussonville đã hài hước cho rằng kiến trúc sư Leonardo di Vinci 500 năm trước đây có lẽ đã trông thấy kịch bản "giãn cách xã hội".Trả lời phóng viên của RFI Pierre Olivier, ông Jean d’Haussonville cho biết: "Cầu thang đôi, một bên dành cho người đi lên, một bên dành cho người đi xuống... Đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy lâu đài Chambord là một địa điểm tham quan rất hợp lý và đáp ứng được tình hình hiện tại".Trong những tuần lễ bị phong tỏa, Ban quản lý lâu đài Chambord đã thất thu 9 triệu euro và phải cho 30 nhân viên làm theo thời vụ nghỉ việc. Điều an ủi duy nhất là tất cả các sự kiện văn hóa được dự trù diễn ra tại lâu đài Chambord hiện mới chỉ bị dời lại, chứ chưa bị hủy bỏ hẳn.Giám đốc điều hành tòa lâu đài Chambord Jean d’Haussonville than phiền: "Chúng tôi mất hẳn một nửa lượng du khách đến tham quan, tức là mất hẳn một nửa khoản thu nhập. Đương nhiên đây là hoàn cảnh chung của tất cả các tòa lâu đài trong vùng.Chúng tôi hy vọng tình hình khá hơn trong những tháng tới. Dù vậy, ngay cả sau này, tức là những mùa du lịch 2021-2022, lượng khách cũng sẽ giảm hẳn. Thật sự khó có thể lấy lại phong độ như hồi năm 2019, giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch. Đối với ngành du lịch, đà phục hồi đòi hỏi nhiều thời gian"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nguy cơ đại dịch COVID-19 tái bùng phát quy mô rộng tại Hàn Quốc
12:12' - 29/06/2020
Nguy cơ đại dịch COVID-19 tái bùng phát trên quy mô rộng tại Hàn Quốc ngày càng hiện hữu trong bối cảnh đợt lây nhiễm COVID-19 thứ hai đã xuất hiện tại khu vực thủ đô Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Một số bang của Mỹ tái áp đặt các biện pháp hạn chế hoạt động
11:27' - 29/06/2020
Ngày 28/6, một số bang miền Tây và Nam của Mỹ tái áp đặt trở lại biện pháp hạn chế hoạt động trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng mạnh sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế.
-
Kinh tế tổng hợp
Ấn Độ sẵn sàng đưa vào sử dụng bệnh viện dã chiến lớn nhất thế giới
16:36' - 28/06/2020
Bệnh viện có quy mô hơn 10.000 giường bệnh, được thiết lập ở Chhatarpur, Delhi, trong đó 2.000 giường bệnh đã sẵn sàng đón nhận bệnh nhân.
-
Chuyển động DN
Airbus bị chỉ trích vì hủy kế hoạch sản xuất phụ tùng máy bay ở Pháp
17:56' - 24/06/2020
Các nghiệp đoàn lao động Pháp ngày 23/6 đã lên tiếng chỉ trích quyết định của hãng chế tạo máy bay Airbus (châu Âu) hủy bỏ kế hoạch đưa một số công việc liên quan đến động cơ về hãng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội lớn cho Indonesia xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu
09:44' - 15/07/2025
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) nhấn mạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia-Liên minh Châu Âu (IEU-CEPA) sẽ thúc đẩy thương mại giữa Indonesia và Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tăng hơn gấp đôi
08:31' - 15/07/2025
Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ đã tăng hơn gấp đôi trong những ngày gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định
08:31' - 15/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 21,79 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ dọa áp thuế "rất nặng" đối với Nga
08:30' - 15/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế "rất nặng" đối với Nga, nếu Moskva không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không yêu cầu kiểm tra công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing
08:19' - 15/07/2025
Cơ quan Quản lý Hàng không dân dụng Ấn Độ (DGCA) đã ban hành chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không trong nước kiểm tra khóa chốt công tắc nhiên liệu trên một số dòng máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 17% đối với cà chua Mexico
08:12' - 15/07/2025
Chính quyền Mỹ hôm 14/7 (theo giờ địa phương) bắt đầu áp mức thuế chống phá giá 17% đối với cà chua tươi nhập khẩu từ Mexico.