Việt Nam chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng xanh
Chiều 10/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị triển khai "Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch - trách nhiệm - bền vững ở Việt Nam".
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia và các tác nhân trong Hệ thống lương thực thực phẩm nhằm tạo ra những thay đổi bền vững, sâu rộng của cả hệ thống.
Hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu. Đó là: tiếp tục chuyển đổi thành quốc gia cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu; thích ứng thông minh với khí hậu, bảo vệ tài nguyên, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; cung cấp nguồn sinh kế bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương.Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam sẽ đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững; chú trọng sản xuất nông nghiệp sinh thái và phát triển kinh tế nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.
Việc đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, không chỉ phục vụ sản xuất mà phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư, phát triển và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp và nhân rộng mô hình đầu tư hợp tác công – tư. Việt Nam thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong nước và xuyên biên giới; xây dựng và cập nhật bảng cân đối dinh dưỡng quốc gia, làm cơ sở định hướng sản xuất, phân phối; đồng thời, tuyên truyền, thúc đẩy tiêu dùng xanh và bền vững Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thành lập Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và các tổ công tác kỹ thuật chuyên đề để hỗ trợ và phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn và các địa phương triển khai kế hoạch hành động và huy động các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các đối tác quốc tế và trong nước. Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết, FAO vinh dự được cùng với các bên liên quan tham gia quá trình xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và sẵn sàng hợp tác cùng Việt Nam triển khai thực hiện kế hoạch này. Kế hoạch tập trung vào bốn trụ cột: khoa học, đổi mới và dữ liệu; chính sách, chiến lược và các chương trình; tài chính và quan hệ đối tác. Tại hội nghị, các diễn giả đã trao đổi, tham vấn về việc thành lập Đối tác hệ thống thực phẩm và các tổ công tác kỹ thuật; chia sẻ, giới thiệu hoạt động của các đối tác tiềm năng trong thực hiện Kế hoạch chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm. Để chuyển đổi thành công Hệ thống lương thực thực phẩm, Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp, tư nhân và người dân cùng chung tay thực hiện theo các định hướng ưu tiên của Chính phủ.Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân Việt Nam và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 về Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
LHQ: Mỹ Latinh khó đạt được các mục tiêu về an ninh lương thực
09:26' - 10/11/2023
Các quốc gia có tỷ lệ mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất trong giai đoạn 2021-2022 là Haiti (82,6%), Guatemala (59,8%), Honduras (56,1%), Jamaica (54,4%) và Cộng hòa Dominica (52,1%).
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á-Thái Bình Dương sẽ có mức tăng lương thực tế cao nhất thế giới vào năm 2024
07:00' - 10/11/2023
Theo Báo cáo xu hướng tiền lương do công ty ECA International công bố, người lao động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự báo sẽ có mức tăng lương thực tế cao nhất thế giới trong năm 2024.
-
Thị trường
FAO: Hệ thống lương thực làm tăng thêm 10.000 tỷ USD "chi phí ẩn"
09:06' - 09/11/2023
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết chế độ ăn không lành mạnh, khí thải và tình trạng suy dinh dưỡng khiến nền kinh tế toàn cầu tổn thất thêm ít nhất 10.000 tỷ USD.
-
Thị trường
Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
17:27' - 16/10/2023
Từ từng phải nhập khẩu 2 triệu tấn lương thực, nay Việt Nam không chỉ đảm bảo tiêu dùng trong nước mà đã xuất khẩu hàng chục triệu tấn lương thực thực phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).