Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về công khai minh bạch ngân sách
Sáng 1/7, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) cùng với Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chính thức công bố Chỉ số Công khai ngân sách quốc gia (OBI) của Việt Nam và Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan Trung ương (MOBI) cho năm 2019.
Đây là lần thứ 7 chỉ số OBI được công bố trên toàn cầu và ở Việt Nam và là lần thứ 2 chỉ số MOBI được công bố. Kết quả khảo sát cho thấy Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về công khai minh bạch ngân sách cấp quốc gia và cấp bộ, ngành nhưng vẫn có thể cải thiện thêm để thực hiện tốt hơn Luật ngân sách nhà nước 2015.
Bà Ngô Minh Hương, Giám đốc CDI cho biết, sau 7 kỳ khảo sát, chỉ số OBI của Việt Nam có xu hướng tăng và giảm nhẹ qua các kỳ đánh giá 2010-2017 và tăng nhanh trong khảo sát OBS 2019.
"Kết quả này cho thấy Chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các cam kết công khai thông tin về quản lý và sử dụng nguồn lực công để người dân có thể tham gia thảo luận về ngân sách với những cải cách về pháp luật và thể chế quản trị ngân sách theo hướng minh bạch hơn", bà Ngô Minh hương nói.
Kết quả của khảo sát OBS 2019 cũng cho thấy điểm xếp hạng của Việt Nam có sự cải thiện ở cả 3 trụ cột: minh bạch, sự tham gia và giám sát ngân sách.
Kết quả khảo sát MOBI 2019 cho thấy mức độ công khai ngân sách của các bộ, cơ quan Trung ương đã có sự cải thiện so với năm 2018, cụ thể điểm số trung bình đạt 21,2 điểm, tăng 10,2 điểm so với MOBI 2018.
Trong số 44 bộ, cơ quan Trung ương tham gia khảo sát MOBI 2019, có 1 đợn vị đạt mức công khai tương đối, 8 đơn vị đạt mức công khai chưa đầy đủ thông tin về ngân sách. Năm 2018, 37 bộ, cơ quan Trung ương tham gia khảo sát MOBI 2018 đều ít hoặc không công khai thông tin về ngân sách.
Có 31 trên tổng số 44 bộ, cơ quan Trung ương có điểm khảo sát của kỳ MOBI 2019 (chiếm tỷ lệ 70,45%), cao hơn con số 17 bộ, cơ quan Trung ương trong kỳ khảo sát MOBI 2018 (tỷ lệ 45,95%).
Trong xếp hạng MOBI 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thứ hạng cao nhất với 73,17 điểm. Đây là đơn vị đạt điểm cao nhất về tính đầy đủ và tính thuận tiện của 5 trên 6 loại tài liệu được công khai đó là dự toán năm 2020, báo cáo tình hình thực hiện dự toán Quý 1, 6 tháng, 9 tháng năm 2019 và quyết toán năm 2018. Xếp thứ hai là Đài Truyền hình Việt Nam với 49,56 điểm quy đổi.
Có 24 bộ, cơ quan Trung ương có công khai ít nhất một trong số 6 tài liệu quy định phải công khai trên cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Có 7 đơn vị chỉ có điểm về tính thuận tiện (tức là có thư mục công khai ngân sách nhưng không có tài liệu kèm theo).
Có 18 trên tổng số 44 đơn vị công bố Dự toán ngân sách đơn vị năm 2020 (chiếm 40.91%), có 17 trên tổng số 44 đơn vị công bố Quyết toán ngân sách năm 2018 (chiếm 38,64%).
Có 8 đơn vị công bố Báo cáo tình hình thực hiện dự toán Quý 1 năm 2019, 10 đơn vị công bố Báo cáo tình hình thực hiện dự toán 6 tháng năm 2019, 7 đơn vị công bố Báo cáo tình hình thực hiện dự toán 9 tháng năm 2019 và 8 đơn vị công bố Báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm 2019.
Bà Ngô Minh Hương nhận định: “Minh bạch ngân sách là công cụ giúp tăng niềm tin của người dân với nhà nước. Ngân sách phân bổ cho các chính sách và chương trình được công khai cho người dân sẽ giúp cho việc thực thi chính sách được tốt hơn, từ đó tăng niềm tin của người dân với nhà nước. Khi Nhà nước minh bạch ngân sách, đặc biệt là minh bạch việc phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước, cũng sẽ giúp người dân giám sát được việc tiền đóng thuế của họ được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả hơn”.
Ông Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng VEPR nhận định, kết quả của hai cuộc khảo sát (năm 2018 và 2019) về mức độ công khai ngân sách các cơ quan cấp bộ và cơ quan Trung ương trong việc tuân thủ Luật Ngân sách 2015 cho thấy các cơ quan này dù mức độ cam kết đã được cải thiện, nhưng trên thực tế vẫn chưa tuân thủ đầy đủ các nội dung trong Luật Ngân sách. So với các địa phương thì các cơ quan trung ương có cập độ minh bạch kém hơn./.
Tin liên quan
-
Lịch sự kiện
Dự kiến sự kiện kinh tế từ ngày 1/7-7/7
17:00' - 30/06/2020
Ngày 1/7: Lễ công bố Chỉ số công khai ngân sách (OBI) Việt Nam và Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương (MOBI) 2019; MOSCOW: Gazprom công bố kết quả kinh doanh hàng quý.
-
Kinh tế Việt Nam
Những giải pháp để nền kinh tế thực sự đột phá
12:00' - 29/06/2020
Năm 2020, để đạt được mức tăng trưởng 6,8%, 6 tháng cuối năm phải đạt mức tăng trưởng 10,4%, đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi cần phải có những giải pháp thực sự đột phá đối với nền kinh tế.
-
Tài chính
Kết quả khảo sát về Chỉ số công khai ngân sách 2019
16:55' - 18/05/2020
Ngày 18/5, Bộ Tài chính cho biết kết quả khảo sát toàn cầu về Chỉ số công khai ngân sách mở năm 2019 vừa được công bố, điểm số công khai minh bạch ngân sách Việt Nam đã tăng so với các kỳ trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Các hiệp hội Mỹ hối thúc hạn chế thuế quan với hàng hóa Trung Quốc
09:55'
Các nhà sản xuất khẳng định, trong bối cảnh các chi phí đầu vào đều đang tăng đột biến, thị trường toàn cầu thiếu sự ổn định, việc loại bỏ các biện pháp thuế sẽ ngay lâp tức giảm bớt gánh nặng.
-
Tài chính
Nỗ lực mới của Anh để kiềm chế lạm phát
07:36' - 27/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Rishi Sunak ngày 26/5 thông báo gói hỗ trợ cho người tiêu dùng bị ảnh hưởng của chi phí năng lượng tăng, với một loại thuế tạm thời đánh vào các tập đoàn dầu lửa.
-
Tài chính
Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự kiến giảm xuống mức 1.000 tỷ USD
12:50' - 26/05/2022
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ngày 26/5 cho biết thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ trong tài khóa hiện tại (kết thúc vào ngày 30/9) được dự báo sẽ giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao là 1.000 tỷ USD.
-
Tài chính
Dự thảo ngân sách bổ sung của Hàn Quốc vẫn chưa "ngã ngũ"
08:49' - 26/05/2022
Các đảng phái tại Hàn Quốc đã thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về dự thảo ngân sách bổ sung do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các tiểu thương chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch COVID-19.
-
Tài chính
Các quỹ vĩ mô toàn cầu “tỏa sáng” trong ngành đầu tư rủi ro toàn cầu
22:08' - 25/05/2022
Các quỹ đầu cơ rủi ro đặt cược vào trái phiếu, tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa nằm trong số những người hưởng lợi nhất kể từ đầu năm nay.
-
Tài chính
Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm vào Nga
10:42' - 25/05/2022
Từ 4h01 giờ GMT ngày 25/5, tức 11h01 cùng ngày (giờ Hà Nội), Nga sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng đôla sở hữu trong nước.
-
Tài chính
Argentina nới lỏng kiểm soát ngoại tệ đối với các công ty dầu khí
09:51' - 25/05/2022
Thông qua một cơ chế đặc biệt các công ty dầu mỏ sẽ được tiếp cận nguồn ngoại tệ tương đương với 20% mức tăng sản lượng khai thác đã đạt được trong năm 2022 so với một năm trước đó.
-
Tài chính
Tăng xử lý hình sự việc trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản
16:07' - 24/05/2022
Trước tình hình trên, ngành Thuế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, khuyến cáo người nộp thuế cần thực hiện trung thực trong việc kê khai giá thực tế để bảo vệ chính quyền lợi của bản thân.
-
Tài chính
Tiền gửi bằng ngoại tệ của Hàn Quốc sụt giảm
08:12' - 24/05/2022
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố số liệu cho thấy tiền gửi ngoại tệ của nước này đã giảm trong tháng 4/2022 do chi phí nhập khẩu cao hơn và đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp.