Việt Nam đang trải qua giai đoạn "bùng nổ năng lượng Mặt Trời"
Trang tin Tương lai năng lượng "Energiezukunft" của Đức vừa có bài viết bày tỏ ấn tượng về tốc độ thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, đồng thời nhận định Việt Nam có thể sớm đóng vai trò đầu tầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á.
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn bài báo trên cho biết, quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam và theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế, trong năm 2020 đã có 11,6 GW điện từ hệ thống năng lượng Mặt Trời được hòa vào mạng lưới điện quốc gia ở Việt Nam.
Nếu trong năm 2018, công suất lắp đặt ở Việt Nam mới chỉ đạt 105 MW thì chỉ sau một năm, con số này đã tăng lên 5 GW và đến năm 2020, công suất lắp đặt đã tăng lên mức 16,5 GW, một sự gia tăng đáng kể nếu so sánh cùng thời kỳ với nhiều nước khác trên thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của điện Mặt Trời ở Việt Nam, quốc gia đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới, là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi với mức bức xạ Mặt Trời cao, sản lượng từ hệ thống năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam cao hơn nhiều những nơi khác trên thế giới.
Trước dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, nhiều công ty năng lượng lớn đã chớp thời cơ và đầu tư mạnh vào hệ thống năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam.
Hè năm 2020, cơ sở có công suất 45 MG đã được hòa vào mạng lưới điện ở tỉnh Ninh Thuận, giúp tạo ra khoảng 76 MWh/năm. Dự án này do Tập đoàn Giải pháp Năng lượng Sharp (SESJ) thực hiện và công ty này hiện cũng đã lắp đặt thêm 5 cơ sở điện Mặt Trời với tổng công suất 245 MW tại Việt Nam.
Theo bài báo, câu chuyện thành công về năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam có thể được lý giải nhờ vào một cơ chế thị trường khá đặc biệt, đó là chương trình mua điện với giá cố định.
Theo chương trình này, các nhà sản xuất năng lượng tái tạo nhận được mức giá cố định và bù đắp được chi phí bỏ ra, do đó cũng giảm được đáng kể nguy cơ khi đầu tư vào năng lượng Mặt Trời.
Năm 2020, Chính phủ Việt Nam cũng đã gia hạn cơ chế này, song với biểu giá thấp hơn. Trong tương lai, Việt Nam có thể thực hiện thêm cơ chế đầu thầu, trong đó tất cả các dự án năng lượng tái tạo không thuộc chương trình mua điện với giá cố định, đều có thể tham gia. Những điều này có thể giúp kiểm soát tốt hơn quá trình chuyển đổi năng lượng, nhất là khi xét tới sự phân vùng khi mở rộng.
Với Kế hoạch phát triển năng lượng mới, Chính phủ Việt Nam dự định tăng gấp đôi tổng công suất điện trong 10 năm tới. Theo đó, đến năm 2030 sẽ có 29% sản lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo và 18% là thủy điện.
Công suất năng lượng tái tạo được lên kế hoạch ở mức 45 GW, tăng mạnh so với kế hoạch trước đó là 27 GW, mức có thể đạt được ngay trong năm nay hoặc muộn nhất là năm tới. Mặc dù quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra nhanh chóng, điện than vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể với 28%.
Tuy nhiên, kế hoạch phát triển năng lượng quy định việc mở rộng năng lượng tái tạo sẽ được đẩy mạnh vào năm 2045, với công suất năng lượng tái tạo tăng lên 127 GW.
Quang điện được cho có tỷ trọng lớn nhất, với 43% (55 GW), tiếp đến là năng lượng gió trên bờ 31% (40 GW) và năng lượng gió ngoài khơi 17% (21 GW). Hiện tại, để đảm bảo nguồn điện, Chính phủ Việt Nam trước mắt vẫn phải tiếp tục duy trì điện than trong những năm tới, hiện chiếm khoảng 35% tổng sản lượng điện.
Việc các nhà đầu tư đẩy mạnh dòng vốn vào năng lượng tái tạo đã thực sự tạo nên sự bùng nổ về năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam trong hai năm qua. Việt Nam cần tiếp tục ổn định theo xu hướng này và có thể sớm đóng vai trò đi đầu về năng lượng tái tạo ở khu vực Đông Nam Á./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện năng lượng tái tạo tăng mạnh trong quý I/2020
10:03' - 08/04/2021
Thủy điện huy động 13,86 tỷ kWh, tăng 55,4% so với cùng kỳ năm 2020; năng lượng tái tạo huy động 7,79 tỷ kWh, tăng 180,6% so với cùng kỳ năm 2020
-
Tài chính & Ngân hàng
Quỹ đầu tư nhà nước lớn nhất thế giới rót vốn vào năng lượng tái tạo
07:00' - 08/04/2021
Quĩ Đầu tư quốc gia Na Uy (NWF) với số vốn 1.300 tỷ USD - là quỹ đầu tư nhà nước lớn nhất thế giới đã lần đầu tiên rót vốn trực tiếp cho một dự án năng lượng tái tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay
12:15'
Việc hoàn thành dự án Lắp đặt bổ sung tụ bù ngang trên lưới điện miền Bắc năm 2025 sẽ giúp tăng cường bổ sung thêm hơn 1.000MW cho miền Bắc trước mùa nắng nóng năm nay.
-
Doanh nghiệp
VCCI: Cân nhắc quy định thuế GTGT với tài nguyên khoáng sản và xuất khẩu
10:39'
Theo doanh nghiệp, các quy định thuế GTGT hiện chưa phù hợp, không phân biệt sản phẩm tài nguyên khoáng sản thô hay đã chế biến sâu. Quy định cũng cần cân nhắc ở việc tăng chi phí doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp
Bỉ cân nhắc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trước tác động thuế quan của Mỹ
10:07'
Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Éléonore Simonet cho biết sẽ tiến hành phân tích tình hình cùng các cơ quan chức năng liên quan để đánh giá khả năng triển khai các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
-
Doanh nghiệp
Mảng quảng cáo cốt lõi chiếm gần 3/4 tổng doanh thu của Google
08:04'
Doanh thu từ mảng quảng cáo cốt lõi của Google chiếm gần 3/4 tổng doanh thu trong quý I/2025, tăng 8,5% lên 66,89 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Gắn biển dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì
21:34' - 25/04/2025
Dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì đã được gắn biển công trình chào Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lần thứ IV.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số - Khai mở toàn bộ tiềm năng nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ - Công nghệ của Masan
20:07' - 25/04/2025
Số hóa và tự động hóa toàn diện – “Go Digital” là mảnh ghép chiến lược cuối cùng trong hành trình tối ưu toàn bộ chuỗi giá trị của Masan.
-
Doanh nghiệp
Hành trình vươn ra thế giới của các hãng xe điện Trung Quốc
18:23' - 25/04/2025
Xe điện (EV) Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến tại các thị trường như châu Âu nhờ vào mức giá hấp dẫn, thiết kế đẹp và các tính năng công nghệ tiên tiến.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào khiến PVOIL tự tin đạt tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
18:22' - 25/04/2025
Trong bối cảnh kinh doanh xăng dầu được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới biến động khó lường, đâu là giải pháp để PVOIL có thể đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
-
Doanh nghiệp
Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn
14:41' - 25/04/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn.