Việt Nam đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung tâm phương Nam
Ngày 11/2, Trung tâm phương Nam - tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1995 có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) và hiện có 54 thành viên là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam - đã tổ chức Khóa họp lần thứ 21 Hội đồng các Đại diện các nước thành viên. Khóa họp được tổ chức trực tuyến sau một năm gián đoạn do đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 và vẫn đang diễn biến phức tạp.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trình bày báo cáo, Giám đốc điều hành Trung tâm Phương Nam Tiến sỹ Carlos Correa nhấn mạnh tác động to lớn của đại dịch COVID-19 đã làm "biến mất" những thành tựu của các nước đang phát triển trong việc thực hiện Chương trình nghị 2030 về các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cũng như sự cần thiết phải xây dựng sự đồng thuận đa phương nhằm đối phó với khủng hoảng y tế hiện nay, phân phối vaccine một cách bình đẳng và công bằng cho các nước đang phát triển, xóa bỏ đói nghèo, cũng như đáp ứng các nhu cầu khác của các nước đang phát triển trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch.
Chia sẻ về kế hoạch hoạt động của Trung tâm giai đoạn 2021-2023, Giám đốc điều hành Trung tâm phương Nam nhấn mạnh một số trọng tâm, như:
i) tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển trong hợp tác Nam-Nam;
ii) cải thiện việc huy động tài chính và chuyển đổi sang nền kinh tế số của các nước đang phát triển;
iii) cải cách WTO theo hướng tôn trọng những cam kết thương mại đa phương đồng thời khuyến khích ưu đãi cho các nước đang phát triển như trợ cấp thủy sản, miễn áp dụng một số điều khoản TRIPS cho các nước kém phát triển nhất trong bối cảnh đại dịch COVID-19;
iv) cải tiến quy chế đầu tư quốc tế;
v) thúc đẩy hành động quốc tế trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris, đa dạng sinh học, nhân quyền và các vấn đề khác mà các nước đang phát triển có chung quan tâm và lợi ích.
Chủ tịch Ban quản trị Trung tâm phương Nam nhiệm kỳ 2018-2021 ông Thabo Mvuyelwa Mbeki - cựu Tổng thống Nam Phi, cũng chia sẻ, trong bối cảnh tài chính khó khăn do hệ lụy của đại dịch COVID-19, Trung tâm phương Nam vẫn đảm bảo cân bằng ngân sách nhờ sự đóng góp của các nước thành viên và các nguồn tài trợ khác. Nhờ đó, hoạt động của Trung tâm vẫn được đảm bảo.
Đại diện các nước thành viên Trung tâm phương Nam chúc mừng những thành tựu của Trung tâm qua 25 năm thành lập và phát triển, đánh giá cao vai trò của Trung tâm trong việc thúc đẩy hợp tác Nam-Nam, đối thoại Bắc-Nam, cũng như thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ứng phó với đại dịch COVID-19 và các thách thức khác đối với các nước đang phát triển hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ cảm ơn và chúc mừng Ban Quản trị và Giám đốc điều hành và Trung tâm phương Nam về các hoạt động của Trung tâm trong thời gian qua nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển tham gia hiệu quả vào các tiến trình đàm phán quốc tế cũng như xây dựng năng lực ở cấp quốc gia và khu vực, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác giữa các nước đang phát triển đối phó với đại dịch COVID-19 và các thách thức toàn cầu khác, tiến tới đạt các mục tiêu SDGs.
Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cảm ơn sự hỗ trợ của Trung tâm và Giám đốc điều hành Carlos Correa đã hỗ trợ Việt Nam tổ chức một hội thảo tập huấn trực tuyến cho các chuyên gia thẩm định của Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm vào tháng 12/2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Đại sứ cũng chia sẻ, trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên ASEAN và cộng đồng quốc tế để cứu sống bệnh nhân, hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương và thúc đẩy phục hồi hậu đại dịch.
Đồng thời, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh, Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương, đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung tâm phương Nam và tiếp tục ủng hộ Trung tâm thực hiện sứ mạng thúc đẩy hợp tác giữa các nước đang phát triển, tiến hành các hành động chung nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu hướng đến thực hiện các mục tiêu SDGs.
Khóa họp Hội đồng các đại diện các nước thành viên Trung tâm phương Nam cũng trao đổi về các định hướng ưu tiên trọng tâm hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới./.
- Từ khóa :
- trung tâm phương nam
- việt nam
- asean
- covid-19
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Khảo sát thực trạng Đông Nam Á 2021: Những thách thức lớn đối với ASEAN năm 2021
11:28' - 10/02/2021
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và những tác động của nó vẫn là thách thức lớn nhất với khu vực Đông Nam Á trong năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Phát động Giải thưởng ASEAN năm 2021
16:46' - 05/02/2021
Ban thư ký ASEAN vừa phát động Giải thưởng ASEAN năm 2021 nhằm vinh danh các công dân ASEAN xuất sắc hoặc các tổ chức trong khu vực có đóng góp đặc biệt vào việc củng cố xây dựng Cộng đồng ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN khẳng định vai trò trung tâm trong một năm 2020 đầy biến động
19:06' - 04/02/2021
Năm 2020, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công toàn diện, trọn vẹn và thực chất vai trò Chủ tịch ASEAN.
-
Công nghệ
Malaysia muốn cung cấp chứng chỉ an ninh mạng toàn cầu cho các nước ASEAN.
11:27' - 21/01/2021
Ngày 21/1, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ nhất (ADGMIN1) đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến dưới sự điều hành của Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Saifuddin Abdullah.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo xuất hiện thêm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
13:39' - 22/05/2022
Tính đến ngày 21/5, đã có 92 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và 28 ca nghi mắc bệnh này tại 12 quốc gia thành viên WHO thường không ghi nhận bệnh này.
-
Ý kiến và Bình luận
AMRO đánh giá kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ
13:25' - 22/05/2022
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn ý kiến của Tiến sĩ Sanjay Kalra thuộc AMRO nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm 2022 và 6,5% vào năm 2023..."
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo Công đảng Australia khó có thể tuyên thệ trước ngày 24/5
09:41' - 22/05/2022
Một trong những chuyên gia hàng đầu của Australia về luật quốc tế cho biết, lãnh đạo Công đảng, ông Anthony Albanese sẽ khó có thể tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Australia vào ngày 24/5.
-
Ý kiến và Bình luận
Mexico có khả năng chiếm được thị phần năng lượng từ Nga?
08:20' - 21/05/2022
Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), trong tháng 3 và 4/2022, nhập khẩu dầu nhiên liệu của Mỹ từ Mỹ Latinh đã đạt trung bình 200.000 thùng/ngày, tăng 49% so với 12 tháng trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
EU khẳng định không thay đổi lập trường về đàm phán hậu Brexit
13:22' - 20/05/2022
EU sẽ không đưa ra chỉ thị mới đàm phán lại các quy định thương mại hậu Brexit liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức cam kết viện trợ không hoàn lại 1 tỷ euro cho Ukraine
09:06' - 20/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 19/5 công bố nước này sẽ đóng góp 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho Chính phủ Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
EU thúc đẩy thành lập Cộng đồng địa chính trị châu Âu
09:33' - 19/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/5 thông báo khối này sẽ nỗ lực thành lập "Cộng đồng địa chính trị châu Âu" để chuẩn bị cho sự hội nhập của các ứng cử viên gia nhập EU.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy cảnh báo rủi ro từ việc không tiêm vaccine
09:00' - 19/05/2022
Ngày 18/5, Bộ Y tế Italy đã gửi văn bản đến chính quyền các địa phương, yêu cầu hành động để nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed muốn tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại
10:30' - 18/05/2022
Nến kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập niên, khiến Fed phải nỗ lực kiểm soát sức ép giá cả.