Việt Nam đủ khả năng xét nghiệm và phát hiện vi rút cúm lợn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y đều có đủ khả năng, nguyên liệu xét nghiệm, phát hiện vi rút cúm nói chung; trong đó có vi rút cúm lợn, kể cả chủng pdm/09 H1N1 bằng phương pháp Real-time PCR và giải trình tự gien của vi rút cúm.
Liên quan đến việc giám sát cúm lợn tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, Cục Thú y đã chủ động giám sát, phát hiện bằng chứng lưu hành vi rút pdm/09 H1N1 trên lợn và người.
Theo đó, từ năm 2009 đến nay, sau khi xuất hiện đại dịch cúm do pdm/09 H1N1 gây ra vào năm 2009, Cục Thú y phối hợp với các nước và tổ chức quốc tế tổ chức triển khai các hoạt động giám sát, chủ động lấy mẫu và xét nghiệm trên 35.600 con lợn các loại.
Trong các năm 2013 - 2014, Cục Thú y và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tổ chức thực hiện giám sát chủ động, lấy 7.500 mẫu dịch hầu họng và huyết thanh lợn tại 220 lò mổ của 9 tỉnh, thành phố và 1.512 mẫu dịch ngoáy mũi, hầu họng của những người tham gia giết mổ lợn tại các lò mổ này để xét nhiệm vi rút cúm pdm/09 H1N1, H3N2 và H5N1.
Kết quả cho thấy, đối với mẫu trên người, có 4 mẫu dịch hầu họng dương tính vi rút cúm A/H3; 19% mẫu huyết thanh dương tính kháng thể vi rút cúm pdm/09 H1N1, 11% mẫu huyết thanh dương tính kháng thể vi rút cúm A/H3.
Đối với mẫu trên lợn, 1,1% mẫu dịch hầu họng dương tính vi rút cúm A (không có mẫu dương tính H1 và H3); 10 mẫu huyết thanh dương tính kháng thể vi rút cúm A/H1 và 21 mẫu huyết thanh dương tính vi rút cúm A/H3.
Trong giai đoạn 2010 – 2018, Cục Thú y phối hợp với Viện Thú y Nhật Bản tổ chức thực hiện giám sát chủ động, lấy 14.600 mẫu dịch hầu họng và huyết thanh lợn tại 270 cơ sở chăn nuôi lợn và 10 cơ sở giết mổ lợn tại các tỉnh khu vực phía Bắc và phía Nam. Kết quả, tổng cộng phát hiện 527 mẫu vi rút cúm H1N1, pdm/09 H1N1, H1N2 và H3N2.
Theo kết quả phân tích di truyền HA, các chuyên gia Nhật Bản cho biết đã phát hiện 1 mẫu vi rút cúm H1N1 thu thập cuối năm 2018 tại Bắc Ninh thuộc dòng EA, clade 1C.2.3.
Tuy nhiên, để khẳng định chủng vi rút này có kiểu gen G4 hay không, các chuyên gia Nhật Bản sẽ tiếp tục phân tích và trả lời trong thời gian tới.
Trong các năm 2012 – 2017, Cục Thú y phối hợp với FAO tổ chức thực hiện giám sát chủ động, lấy 13.500 mẫu dịch hầu họng lợn tại các cơ sở chăn nuôi lợn. Kết quả, tổng cộng phát hiện 688 mẫu vi rút cúm A (5,1%); không phát hiện vi rút cúm H1N1.
Để phòng, chống bệnh cúm lợn, ngày 28/4/2009, Cục Thú y đã ban hành công văn số 653/TY-DT hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nhận biết, phát hiện, xử lý và phòng, chống bệnh cúm lợn.
Hiện nay, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nói chung, bao gồm cả bệnh cúm ở động vật được thực hiện theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức giám sát cúm lợn ở lợn và người (đặc biệt là chủng pdm/09 H1N1 và các chủng có khả năng lây sang người); tiếp tục phối hợp với các nước và tổ chức quốc tế thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về cúm lợn.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh cúm theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và văn bản hướng dẫn cụ thể phòng, chống bệnh cúm lợn; trong đó có nội dung tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện cúm lợn.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nhưng không gây hoang mang cho cộng đồng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vi rút cúm lợn H1 lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1918.
Đến nay, vi rút cúm lợn H1 gồm 3 dòng chính: dòng vi rút cúm lợn cổ điển (Classical swine lineage, bao gồm cả pdm/09 H1N1); dòng vi rút H1N1 Âu - Á có nguồn gốc chim hoang dã (Eurasia avian lineage) và dòng vi rút có nguồn gốc vi rút cúm mùa ở người (Human seasional lineage).
Vi rút cúm lợn H1 lưu hành trong quần thể lợn ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, các đặc tính kháng nguyên và di truyền của các vi rút là khác nhau.
Các trường hợp người nhiễm vi rút cúm lợn H1 cũng đã được báo cáo ở các khu vực châu Á, châu Âu và châu Mỹ.
Theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), mặc dù vi rút cúm lợn có khả năng lây lan rất nhanh trong đàn lợn (tỷ lệ nhiễm có thể lên tới 100%), nhưng có thể không gây bệnh lâm sàng hoặc chỉ gây bệnh nhẹ và lợn mắc bệnh có thể hồi phục nhanh. Cúm lợn không phải là bệnh bắt buộc phải báo cáo cho OIE.
Vi rút cúm lợn H1N1 dòng Âu - Á được phát hiện từ năm 2001 và dần trở thành dòng vi rút cúm lợn chính ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau năm 2009, vi rút cúm pdm/09 H1N1 đã lây lan sang lợn ở nhiều nơi trên thế giới. Do 2 dòng vi rút này đồng lưu hành, các tái tổ hợp giữa chúng đã hình thành và xuất hiện rải rác ở Trung Quốc và một số nước khác.
Theo cộng đồng các nhà khoa học quốc tế, vi rút cúm lợn H1N1 G4 tại Trung Quốc không phải là mới và không lây truyền sang người một cách dễ dàng./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác khả năng chủng virus cúm lợn có thể gây đại dịch
20:25' - 01/07/2020
Trung Quốc ngày 1/7 đã bác khả năng chủng virus cúm lợn mới có thể gây đại dịch, cho rằng một phân tích mới đây của các nhà nghiên cứu tại Mỹ là không mang tính điển hình.
-
Kinh tế tổng hợp
WHO: Thận trọng với chủng virus cúm lợn mới tại Trung Quốc
19:14' - 30/06/2020
Ngày 30/6, người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Christian Lindmeier cho biết WHO sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng báo cáo của Trung Quốc về một chủng virus cúm mới được phát hiện ở lợn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới
17:55'
Đại hội Đảng bộ TTXVN khóa XXVII nhiệm kỳ 2025–2030 khẳng định quyết tâm xây dựng cơ quan thông tấn quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp, giữ vững vai trò chủ lực trên mặt trận thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới
17:22'
Việt Nam cần đưa ra những quyết sách mang tính đột phá, với tinh thần cải cách mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nữa để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Azerbaijan trao đổi và thống nhất 17 lĩnh vực hợp tác tiềm năng
16:47'
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Azerbaijan Parviz Shahbazov chủ trì Khóa họp lần thứ 3 UBLCP Việt Nam - Azerbaijan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật .
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội đầu tư “xanh hóa” ngành điện và năng lượng sạch
15:50'
Sự phát triển của Việt Nam yêu cầu ngành điện và các tổ chức liên quan phải đáp ứng đồng bộ và đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành lẫn nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. HCM tìm lời giải cho tăng trưởng công nghiệp
15:05'
Ngày 17/7, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Quốc tế (BCEC), Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm “Động lực phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Từ tiềm năng đến hành động”.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng
13:51'
Sau hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
13:51'
Sáng 17/7, Kỳ họp thứ 29 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 hoàn tất các thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm và bầu bổ sung nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh có khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong năm 2025
13:50'
Ngày 17/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng nhằm đạt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong phân bổ nguồn lực
13:49'
Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính và các tập đoàn, tổng công ty, lấy ý kiến vào 3 dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật số 68/2025/QH15.