Việt Nam duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu sang Ấn Độ
Trong bối cảnh kinh tế thế giới trong năm 2023 đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ, để tìm hiểu thực tế tình hình trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ trong năm qua, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc trao đổi với Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng.
Theo ông Bùi Trung Thướng, sau khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục 15 tỷ USD vào năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2023 vẫn tiếp tục duy trì được xấp xỉ mức này, bất chấp tình hình kinh tế thế giới có rất nhiều biến động, xung đột địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã lần đầu tiên đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tổng thương mại toàn cầu trong năm 2023 giảm khoảng 10%.
Ông Bùi Trung Thướng cũng đã chỉ ra hai yếu tố dẫn đến những khó khăn và thách thức đối với thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ. Thứ nhất là yếu tố khách quan như xung đột địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa do chiến tranh. Thứ hai là yếu tố chủ quan. Gần đây, nền kinh tế Ấn Độ đã vươn mình phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ nhận thấy tiềm năng nội địa còn rất lớn. Trước đây, Ấn Độ vốn đã không hoàn toàn mở cửa với bên ngoài, nhưng thời gian gần đây lại có xu hướng đóng hơn. Ấn Độ đã áp dụng nhiều biện pháp về rào cản thương mại hoặc phòng vệ thương mại để hạn chế những mặt hàng nhập khẩu mà họ cho là hàng giá rẻ gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước. Theo đó, cơ quan tiêu chuẩn Ấn Độ đã ban hành hơn 2.000 tiêu chuẩn mới đối với hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, trong thời gian qua, một số mặt hàng của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xin cấp mới hoặc gia hạn chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng (BIS). Khó khăn tiếp theo là sự tương đồng của hàng hóa Việt Nam và Ấn Độ. Hai nước có khí hậu khá tương đồng nên chủng loại hàng nông sản, thực phẩm cơ bản giống nhau. Ví dụ, Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và Việt Nam luôn duy trì trong Top 3 nước xuất khẩu gạo trên toàn cầu.
Để vượt qua khó khăn, thách thức, ông Bùi Trung Thướng nhấn mạnh đến ba khía cạnh. Thứ nhất, các cơ quan quản lý bộ, ngành hai nước cần tích cực trao đổi, hợp tác với nhau hơn nữa bằng cách trao đổi đoàn hoặc thăm viếng lẫn nhau để tạo sự tin cậy và tháo gỡ khó khăn. Thứ hai, các cộng đồng doanh nghiệp hoặc hiệp hội ngành hàng cũng cần chủ động hơn nữa trong việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại để tìm ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh hơn, qua đó có nhiều điều kiện để mở rộng xuất khẩu hàng hóa. Mấu chốt thứ ba và là cuối cùng vẫn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động vươn ra thị trường quốc tế. Gần đây, Chính phủ Ấn Độ đặt tham vọng trở thành siêu cường về kinh tế trong thời gian tới. Nếu các doanh nghiệp không thay đổi, không thích ứng với những thay đổi của Ấn Độ, thì rất khó có thể thâm nhập thị trường Ấn Độ.
Bên cạnh đó, ông Bùi Trung Thướng cũng đã chỉ ra những điểm sáng trong trao đổi thương mại Việt Nam - Ấn Độ. Thứ nhất, Chính phủ Ấn Độ mới đây đã có những điều chỉnh về chính sách, theo đó một số mặt hàng bị siết chặt về xuất nhập khẩu, trong khi một số mặt hàng được khuyến khích sản xuất. Mới đây, tập đoàn VinFast đã lần đầu tiên công bố dự án đầu tư ở Ấn Độ có trị giá lên đến 2 tỷ USD. Trong giai đoạn 5 năm đầu tiên, VinFast sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD. Đây là cơ sở rất quan trọng để thúc đẩy thương mại giữa hai nước. Bởi vì một dự án đầu tư lớn sẽ kéo theo việc di chuyển hàng hóa, nguyên phụ liệu từ Việt Nam sang Ấn Độ. Khi những mặt hàng của Việt Nam có thương hiệu ở Ấn Độ và thông qua một hoặc hai doanh nghiệp điển hình thì đó là nền tảng để các doanh nghiệp Việt Nam khác vươn lên mạnh mẽ. Thứ hai, trong thời gian qua, kết nối hàng không đã giúp cho việc di chuyển hàng hóa và con người giữa hai nước thuận tiện hơn. Sắp tới, việc các hãng hàng không tích cực mở thêm đường bay thẳng hoặc nâng cấp lên các máy bay thân rộng có dung lượng chở người, hàng hóa lớn hơn, là những nhân tố rất quan trọng để thúc đẩy thương mại hàng hóa. Thứ ba, nếu Việt Nam và Ấn Độ nhanh chóng mở cửa những mặt hàng nông sản chiến lược, có thế mạnh xuất khẩu của nhau, trao đổi thương mại giữa hai nước sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng trong thời gian tới.
- Từ khóa :
- Việt Na
- Ấn Độ
- doanh nghiệp Việt Nam
- xuất khẩu
Tin liên quan
-
Thị trường
Việt Nam vượt Thái Lan về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc
12:34' - 09/04/2024
Theo hãng tin Yonhap, Thái Lan, nước xuất khẩu sầu riêng số một thế giới, đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng nhất, đồng chất sản phẩm xuất khẩu
10:46' - 06/04/2024
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tiềm năng xuất khẩu lớn với các ngành hàng đa dạng và phong phú như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, điện tử và các sản phẩm công nghiệp khác.
-
Ý kiến và Bình luận
Những chính sách thúc doanh nghiệp tăng xuất khẩu
08:17' - 06/04/2024
Mặc dù cơ hội tương đối rộng mở nhưng để tận dụng tối đa cơ hội, doanh nghiệp cần đổi mới hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất phải bám sát nhu cầu tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Cơ hội cho xuất khẩu rau quả phá kỷ lục
11:56' - 04/04/2024
Dừa tươi và sầu riêng đông lạnh Việt Nam đã sẵn sàng chờ cơ hội để sang Trung Quốc. Nhiều tiền đề còn cho thấy, xuất khẩu rau quả còn tiếp tục bứt phá và sẽ phá vỡ kỷ lục năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).