Việt Nam là một điển hình tốt trong chuyển đổi số
Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2021 do Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra từ 12/10 đến 12/11/2021 theo hình thức trực tuyến.
Đây là sự kiện lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được ITU tổ chức hằng năm.
Tiền thân là Triển lãm viễn thông thế giới (ITU Telecom World), sự kiện này chính thức được đổi tên thành Triển lãm thế giới số (ITU Digital World) từ năm 2020 theo sáng kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng.
Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2021 dự kiến thu hút khoảng 20.000 lượt người truy cập với sự có mặt của các hãng công nghệ ICT hàng đầu thế giới tham gia trưng bày sản phẩm số; sự tham gia diễn thuyết của khoảng 50 Bộ trưởng ICT và lãnh đạo các Tập đoàn lớn về ICT trên thế giới.
Nhân dịp này, Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) Zhao Houlin đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về lý do ITU lựa chọn Việt Nam để tổ chức Hội nghị và Triển lãm thế giới số các năm 2020, 2021; về vai trò, đóng góp của Việt Nam trong ITU; khả năng thực hiện hóa công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam thời gian tới.
Phóng viên: Đây là lần thứ hai ITU lựa chọn Việt Nam để tổ chức sự kiện Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến thế giới số 2021, lý do là gì thưa ông?
Ông Zhao Houlin: Chúng tôi có nhiều lý do tốt để lựa chọn Việt Nam. Sự kiện triển lãm viễn thông thế giới (ITU Telecom World) thường diễn ra ở một khu vực khác nhau mỗi năm, trên cơ sở luân phiên để cân bằng, gần đây nhất, sự kiện này được tổ chức ở Budapest (Hungary) và Durban (Nam Phi).
Các nước chủ nhà được lựa chọn thông qua quá trình ứng cử cạnh tranh. Chúng tôi nhận thấy Việt Nam có mong muốn trở thành chủ nhà của ITU và lý do tốt nhất để tổ chức sự kiện tại đây là Việt Nam đã có những bước phát triển rất tốt về công nghệ thông tin và truyền thông.
Chúng tôi cũng rất ấn tượng với sự phát triển của công nghệ thông tin - truyền thông của Việt Nam, đặc biệt là sự sáng tạo của các ứng dụng mà Việt Nam đang phát triển.Ngoài ra, các công ty công nghệ của Việt Nam đã đầu tư ở một số nước như châu Phi, khu vực châu Mỹ Latinh. Đây là dấu hiệu mà chúng tôi đánh giá cao Việt Nam.
Thành tựu đáng kể của Việt Nam trong phát triển công nghệ thông tin - truyền thông và vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong ASEAN khiến Việt Nam trở thành nước chủ nhà lý tưởng cho sự kiện này.Việc Triển lãm Viễn thông Thế giới được đổi tên thành Triển lãm thế giới số từ năm 2020 theo sáng kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã phản ánh được những bước chuyển biến trong thời đại số hiện nay.
Thành tựu đáng kể trong phát triển công nghệ thông tin - truyền thông khiến Việt Nam trở thành một mô hình tuyệt vời cho khu vực và thế giới. Việt Nam cũng ở một vị trí rất tốt trên thế giới - đó là nằm trong khu vực ASEAN - một trong những khu vực năng động nhất và đang có nhiều sự kiện được thế giới quan tâm.
Phóng viên: Với cương vị là Tổng thư ký, ông đánh giá thế nào về vai trò, vị trí và đóng góp của Việt Nam trong ITU?
Ông Zhao Houlin: Năm nay, chúng tôi kỷ niệm 70 năm Việt Nam gia nhập ITU. Việt Nam là thành viên tích cực và hiệu quả của Liên minh Viễn thông quốc tế từ năm 1951 và có sự đóng góp lớn lao đối với tổ chức này.
Thành tựu đáng kể của Việt Nam trong phát triển công nghệ thông tin - truyền thông, bao gồm cả chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, khiến Việt Nam trở thành một mô hình tuyệt vời cho khu vực và các nước đang phát triển trên thế giới.
Tôi đánh giá cao Việt Nam đã tổ chức Thế giới số ITU vào năm 2020, sự kiện trực tuyến đầu tiên của chúng tôi và tiếp tục là nước chủ nhà năm nay, đặc biệt là cam kết mạnh mẽ và sự hỗ trợ tuyệt vời của Việt Nam.Tôi cũng ghi nhận vai trò của Việt Nam với tư cách là một nhà cung cấp công nghệ thông tin - truyền thông và nền kinh tế số hàng đầu trong khu vực ASEAN, đồng thời là một đối tác quan trọng tại nhiều thị trường, từ châu Á, châu Phi đến châu Mỹ Latinh và khu vực Caribe.
Phóng viên: Định hướng trong quan hệ hợp tác giữa ITU với các quốc gia thành viên được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Zhao Houlin: ITU được thành lập từ năm 1865 và là cơ quan lâu đời nhất của Liên hợp quốc, có sự tham gia của những người trẻ tuổi và những con người sáng tạo. Kết nối số và chuyển đổi số là trọng tâm của các hoạt động giữa ITU với các nước thành viên. Sứ mệnh của ITU là kết nối thế giới.
ITU cùng với các thành viên thực hiện phân bổ phổ tần số vô tuyến và quỹ đạo vệ tinh để thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng trong ngành công nghệ thông tin; về tiêu chuẩn hóa quốc tế để tạo ra các sân chơi bình đẳng và kinh tế quy mô, giúp giảm chi phí của toàn bộ hệ sinh thái; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật ở các nước đang phát triển thông qua các mạng lưới, cơ sở hạ tầng, kỹ năng số, khuôn khổ chính sách và quy định.
Đây là những hoạt động cốt lõi của ITU và các thành viên nhằm đặt nền tảng cho chuyển đổi số. Tôi xin lưu ý rằng các thành viên của ITU bao gồm các Chính phủ, khu vực tư nhân, học viện, các tổ chức khu vực và quốc tế.
ITU đóng vai trò chính trong thu thập dữ liệu. Số liệu thống kê của ITU là một nguồn tham khảo trên toàn thế giới. Hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm quan hệ đối tác công tư là điều cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.Tất cả các sáng kiến chung của ITU đều hướng tới mục tiêu này - dù là với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để tận dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chăm sóc sức khỏe, với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) để làm sáng tỏ cách các công nghệ mũi nhọn mới có thể đảm bảo an ninh lương thực, với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) để kết nối mọi trường học với internet, hoặc với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) để thúc đẩy việc làm tử tế và nâng cao kỹ năng số cho những người trẻ tuổi trong nền kinh tế số châu Phi.
Liên minh số Partner2Connect là một cơ chế đa bên được ITU triển khai gần đây nhằm thúc đẩy kết nối và chuyển đổi số hiệu quả ở những cộng đồng khó kết nối nhất, bao gồm cả các quốc gia kém phát triển nhất, các quốc gia đang phát triển không giáp biển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển.Thông qua các quan hệ đối tác như vậy, chúng ta sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự chung và đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Phóng viên: Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Ông đánh giá như thế nào về khả năng thực hiện hóa mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam trong thời gian tới?
Ông Zhao Houlin: Chuyển đổi số là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của nhiều quốc gia, vì vậy công nghệ thông tin - truyền thông đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông tin cũng như chuyển đổi số.
Hiện nay Việt Nam đang triển khai Chính phủ điện tử và những nỗ lực này nhận được sự ủng hộ của người dân. Họ mong muốn đưa các ý kiến để Chính phủ lắng nghe và đóng góp vào việc thực hiện công nghệ thông tin, giúp cho việc thực hiện kế hoạch này hiệu quả hơn. Việt Nam là một điển hình tốt trong việc chuyển đổi số. Chuyển đổi số thành công ở Việt Nam chỉ là thời điểm sớm hay muộn mà thôi.
Đây không chỉ không phải chỉ là nguyện vọng, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam mà là của tất cả người dân. Với sự chung sức, đồng lòng ủng hộ nỗ lực chuyển đổi số này, tôi tin rằng Việt Nam sẽ thành công.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam có thể trở thành “công xưởng thế giới thứ hai" sau Trung Quốc
17:10' - 11/10/2021
Hai nhà kinh tế Aidan Yao và Shirley Shen đánh giá rằng Việt Nam có thể trở thành cường quốc xuất khẩu trong khu vực và có triển vọng trở thành “công xưởng thế giới thứ hai” sau Trung Quốc.
-
Công nghệ
Doanh nghiệp Việt Nam thu hút sự chú ý ở triển lãm M-Tech Osaka 2021
18:13' - 08/10/2021
Với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Công ty Cổ phần Cơ khí Việt Âu đã có một gian hàng giới thiệu sản phẩm tại Triển lãm M-Tech Osaka 2021 đã bế mạc ở tỉnh Osaka (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
Những tín hiệu tích cực và tiềm năng đối với các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam
12:25' - 04/10/2021
Các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam và tính hiệu quả trong các giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine
20:52' - 01/10/2021
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1654/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Cuba bác bỏ thông tin thiết bị Starlink gây nhiễu mạng di động
08:58'
Không có bằng chứng kỹ thuật hay tuyên bố chính thức nào cho thấy dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX (Mỹ) gây nhiễu mạng di động tại đảo quốc này.
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC: Doanh nghiệp Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan `
14:13' - 24/05/2025
Theo một khảo sát của HSBC Holdings Plc, các doanh nghiệp Mỹ là những đối tượng đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều nước kêu gọi Mỹ cân nhắc việc áp thuế mới đối với chip bán dẫn
08:40' - 23/05/2025
Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận 206 đơn kiến nghị liên quan đến cuộc điều tra đối với chip bán dẫn, thiết bị sản xuất chip bán dẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.