Đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine
Mục tiêu của Chương trình là nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vaccine sử dụng cho người (vaccine); nâng cao trình độ, năng lực của các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, sẵn sàng đối phó với dịch mới phát sinh.
Chương trình phấn đấu 100% vaccine trong nước đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và một số vaccine khác; từng bước đưa vaccine Việt Nam tham gia thị trường quốc tế.
Đến năm 2025, làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 3 loại vaccine; đến năm 2030, làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 5 loại vaccine.
Để đạt được mục tiêu, Chương trình đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm như nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, cấp phép sử dụng vaccine sản xuất trong nước. Đặc biệt, nghiên cứu xây dựng chính sách riêng đáp ứng yêu cầu linh hoạt trong ứng phó xử lý vaccine đại dịch.
Chương trình đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ truyền thống, ưu tiên công nghệ mRNA, công nghệ protein tái tổ hợp, công nghệ vector virus… phục vụ sản xuất vaccine COVID-19, vaccine ung thư, vaccine phối hợp nhiều thành phần và các vaccine khác đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch.
Trong đó, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vaccine, nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ nghiên cứu sản xuất vaccine và giải mã, làm chủ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; hợp tác nghiên cứu, tăng cường trao đổi thông tin với chuyên gia, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nước có uy tín nhằm giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ trong nước;
Hình thành các nhóm nghiên cứu đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, hoàn thiện và sáng tạo công nghệ phục vụ mục tiêu sản xuất vaccine; ưu tiên đầu tư mua quyền sở hữu, quyền sử dụng và bí quyết công nghệ; thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài hỗ trợ nghiên cứu, phát triển sản phẩm vaccine.
Đồng thời, Chương trình thực hiện hỗ trợ nâng cao tiềm lực nghiên cứu sản xuất vaccine như: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực nghiên cứu, nhân lực kỹ thuật đủ năng lực ứng dụng, làm chủ công nghệ thông qua quá trình triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình;
Thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và của các nước phát triển để đào tạo nhân lực cho các hoạt động phát triển vaccine; nâng cấp, đầu tư mới một số trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu, đo kiểm, thử nghiệm sản phẩm thông qua các nhiệm vụ thuộc Chương trình.
* Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí cho nghiên cứu vaccine
Quyết định nêu rõ, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine được hưởng chính sách ưu đãi như sản phẩm quốc gia, sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và công nghệ được khuyến khích chuyển giao.
Đối với vaccine phòng chống đại dịch được hỗ trợ tối đa 100% kinh phí dành cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thử nghiệm, kiểm định, mua bảo hiểm và hỗ trợ kinh phí cho người tình nguyện.
Đồng thời, tiếp tục xem xét hỗ trợ trong Chương trình này các vaccine đã được phê duyệt trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia và các vaccine dự kiến triển khai trong các đề án của ngành y tế.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình giúp tư vấn triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình; chủ trì tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về vaccine theo quy định pháp luật…
Bộ Y tế hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, kiểm định, cấp phép sử dụng vaccine là sản phẩm của Chương trình; rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật để ưu tiên sử dụng vaccine là sản phẩm của Chương trình, từng bước đưa vaccine sản xuất trong nước vào danh mục được bảo hiểm y tế thanh toán; hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và cấp phép sử dụng và sản xuất vaccine trong nước, đặc biệt là vaccine phòng chống đại dịch…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
300 tủ lạnh bảo quản vaccine phòng COVID-19 đã về đến Việt Nam
19:47' - 01/10/2021
Lô tủ lạnh này thuộc chương trình hỗ trợ của UNICEF cho Việt Nam nhằm cải thiện dây chuyền thiết bị lạnh cho chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Quỹ vaccine phòng COVID-19 nhận được hơn 8.779 tỷ đồng
18:43' - 01/10/2021
Ban quản lý Quỹ cho biết đã có 553.300 tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào quỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Chỉ 2% dân số ở nhiều nước châu Phi tiêm đủ liều vaccine COVID-19
16:02' - 01/10/2021
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng một nửa số quốc gia ở châu Phi chỉ có 2% dân số hoặc ít hơn đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
-
DN cần biết
Giới doanh nghiệp Mỹ ngày càng ủng hộ quy định bắt buộc nhân viên tiêm vaccine
10:43' - 01/10/2021
Nhiều công ty lớn ở Mỹ ngày 30/9 đã có những động thái thể hiện sự ủng hộ đối với quy định bắt buộc nhân viên tiêm vaccine.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt kinh phí mua 5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Abdala
10:05' - 01/10/2021
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định về kinh phí mua, vận chuyển và tiếp nhận 5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Abdala.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nội dung chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
19:54'
Thực hiện chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, ngày 8/6, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả
19:11'
Sau hai ngày rưỡi làm việc, Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết ngay các kiến nghị của địa phương, bộ, ngành
19:00'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký văn bản số 513/TTg-TH về việc tập trung giải quyết ngay các kiến nghị, đề xuất của địa phương, bộ, ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện
18:56'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện
18:54'
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 216/TB-VPCP ngày 8/6/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình cung ứng điện mùa khô năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp
18:53'
Ngày 8/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, từ năm 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 400 thủ tục hành chính, hơn 2.200 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương bàn giao mặt bằng dự án thành phần Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
18:10'
Về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết bảo đảm tiến độ Dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành năm 2022
17:11'
Bộ Tài chính vừa có công văn số công khai tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, UBND các tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh giải quyết khó khăn giải ngân vốn đầu tư công trình giao thông
17:07'
Ngày 8/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng làm việc với các sở, ngành và địa phương về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.