Việt Nam là nước tiên phong trong cải tổ Liên hợp quốc
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (20/9/1977-20/9/2017), Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra đã trả lời phỏng vấn báo chí đánh giá về vai trò, những đóng góp của Việt Nam cho Liên hợp quốc trong thời gian qua.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về vai trò và đóng góp của Việt Nam cho Liên hợp quốc trong 40 năm qua? Ông Kamal Malhotra: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào 20/9/1977. Việt Nam đã trải qua chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Liên hợp quốc đã coi Việt Nam là một quốc gia rất quan trọng cần phải hỗ trợ.Tôi vui mừng nói rằng, Liên hợp quốc đã hỗ trợ đáng kể và có ý nghĩa cho Việt Nam. Việt Nam tích cực tham gia các quan hệ đa phương ngay từ thời gian đầu. Nhiều năm qua, Việt Nam đã thực hiện và phê chuẩn các Công ước của Liên hợp quốc, kể cả các Công ước quốc tế về quyền con người.
Tôi nghĩ rằng, Việt Nam hiện đang ở vị thế mà có những hoạt động đáp lại sự hỗ trợ của Liên hợp quốc từ trước đến nay. Trong những năm Đổi mới, đa phần là Liên hợp quốc hỗ trợ cho Việt Nam. Quan hệ hiện nay giữa Liên hợp quốc và Việt Nam đã được trưởng thành và đến giai đoạn đối tác bình đẳng hơn. Việt Nam có thể hỗ trợ Liên hợp quốc thông qua rất nhiều hỗ trợ, minh chứng cụ thể là ngôi nhà Liên hợp quốc tại Việt Nam.Đó là Tòa nhà Xanh Liên hợp quốc, cho thấy Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ Liên hợp quốc có Trụ sở ở vị trí tốt miễn phí về tiền thuê. Đây là nơi cho tất cả các tổ chức Liên hợp quốc làm việc, tạo thuận lợi cho việc cải tổ Liên hợp quốc.
Việt Nam là nước dẫn đầu trong các hoạt động cải tổ Liên hợp quốc trên toàn cầu. Ở cấp quốc gia, Việt Nam là nước tiên phong trong việc cải tổ Liên hợp quốc. Vì những cam kết chính trị rất mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà Liên hợp quốc và Việt Nam cũng là tổ chức đi tiên phong về cải tổ trên toàn cầu.
Nhìn về tương lai, có thể nói, hai lĩnh vực vô cùng quan trọng cho Việt Nam mà còn quan trọng ở mức độ toàn cầu. Lĩnh vực đầu tiên là tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình. Lĩnh vực thứ hai, Việt Nam cần chú trọng ưu tiên đó là hợp tác Nam-Nam. Trong lĩnh vực hợp tác Nam-Nam, những kinh nghiệm mà Việt Nam đạt được trong những năm qua là rất hữu ích để chia sẻ và áp dụng ở các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi và ngay cả ở khu vực này.Những kinh nghiệm tốt như trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo; với hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục Tiểu học và giáo dục Trung học Cơ sở; chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đó là những lĩnh vực mà Việt Nam có thể đóng góp đối với Liên hợp quốc để chia sẻ kinh nghiệm đối với các nước khác.
Phóng viên: Ông có thể cho biết những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình đạt được các mục tiêu phát triển? Đâu là những lĩnh vực sẽ được Liên hợp quốc thúc đẩy ở Việt Nam trong tương lai? Ông Kamal Malhotra: Có thể nói, thách thức quan trọng nhất đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác chính là sự thay đổi con đường từ phát triển nhanh về kinh tế chuyển sang phát triển bền vững.Điều đó có nghĩa rằng, trong lúc phát triển kinh tế, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu các thiệt hại của thiên tai. Tất cả những lĩnh vực này đều là những ưu tiên của Liên hợp quốc trong việc hỗ trợ Việt Nam trong Kế hoạch, chiến lược chung giai đoạn từ 2017-2021.
Một trong những lĩnh vực quan trọng nữa đối với Việt Nam, đó là cần cải tổ hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục Phổ thông Trung học và cao hơn, giáo dục dạy nghề, góp phần tăng năng suất lao động cũng như khả năng cạnh tranh. Bởi nếu không tăng được năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, rất khó để Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và toàn cầu. Đây là những lĩnh vực Liên hợp quốc quan tâm và ưu tiên. Ngoài ra, tôi muốn nói thêm đó là lĩnh vực quản trị công. Chúng ta cần cải tổ quản trị công để các công dân Việt Nam tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển. Nếu không có sự tham gia của người dân một cách tích cực hơn nữa, Việt Nam rất khó có thể tiến lên giai đoạn tiếp theo của chu kỳ phát triển của mình. Tôi muốn thêm một lĩnh vực nữa là không ai sẽ bị bỏ lại phía sau kể cả những người khuyết tật, hay những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số hoặc những người không được thụ hưởng những lợi ích của giáo dục. Tất cả những người đó cần phải được tính đến không bị bỏ lại phía sau. Đó là tất cả những việc Việt Nam cần tiếp tục phải làm. Tôi hy vọng rằng với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong 5 năm tới và những năm tiếp theo, Việt Nam sẽ có thể thành công trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Phóng viên: Ông cos suy nghĩ gì về việc Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 cũng như sự tham gia của Việt Nam vào các cơ quan khác nhau của Liên hợp quốc? Ông Kamal Malhotra: Tôi nghĩ rằng, Việt Nam đang cố gắng tham gia với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Một việc mà Liên hợp quốc sẽ hỗ trợ và ủng hộ.Tôi nghĩ để thành công, Việt Nam phải chứng tỏ được cho cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc, là quốc gia có trách nhiệm, tham gia đẩy mạnh quan hệ đa phương. Việt Nam có thể làm được việc này thông qua chia sẻ kinh nghiệm trong hợp tác Nam-Nam hoặc tham gia và tham gia tích cực, mạnh mẽ hơn nữa vào lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Ngoài ra, Việt Nam có thể chứng tỏ là quốc gia, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ một số công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký. Một số Công ước mà Việt Nam đã đồng ý và phê chuẩn. Một việc nữa là, Việt Nam đã thực hiện các khuyến nghị của bản báo cáo định kỳ phổ quát về quyền con người mà Việt Nam đã đồng ý. Việt Nam cần thể hiện và đó là việc cần làm để Việt Nam có thể tham gia vào vị trí Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!- Từ khóa :
- liên hợp quốc
- việt nam
- lhq
- chính phủ việt nam
- Kamal Malhotra
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên thệ nhậm chức
11:19' - 12/09/2017
Chủ tịch mới của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 72 Miroslav Lajcak đã tuyên thệ nhậm chức ngày 11/9.
-
Kinh tế Thế giới
Liên hợp quốc cứu trợ các quốc gia bị ảnh hưởng do siêu bão Irma
08:52' - 08/09/2017
Các cơ quan của Liên hợp quốc đang hậu thuẫn những nỗ lực cứu trợ sau siêu bão Irma, vốn đã tàn phá Antigua, Barbuda và một số hòn đảo khác của Caribbea và đang trên đường đổ vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga có đại sứ mới tại Liên hợp quốc
09:15' - 29/07/2017
Ngày 28/7, tân Đại sứ thường trực của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vassily Nebenzia đã trình ủy nhiệm thư lên Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc
09:55' - 22/07/2017
Từ ngày 10-20/7, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York đã diễn ra Phiên họp Cấp cao và Diễn đàn Chính trị Cấp cao năm 2017 của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc ký kế hoạch chiến lược chung giai đoạn 2017-2021
11:12' - 05/07/2017
Lễ ký văn kiện Kế hoạch Chiến lược chung giai đoạn 2017-2021 cũng là dấu ấn quan trọng nêu bật cam kết mạnh mẽ của Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên của Liên minh Premier
10:28'
Liên minh Premier được hình thành từ tái cấu trúc chiến lược của Liên minh THE trước đây bao gồm ba hãng tàu lớn: ONE (Ocean Network Express), HMM và Yang Ming, chính thức hoạt động từ tháng 2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình
10:20'
UBND thành phố Hà Nội đang lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
10:08'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 18/2, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Những gợi ý để kinh tế Bình Dương tăng trưởng 2 con số
09:59'
Theo ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh được giao tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025 theo Nghị quyết 25/NQ-CP là nhiệm vụ thách thức nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Pháp hướng tới năm 2025 gặt hái nhiều thành tựu
09:16'
Tối 17/2, tại Tòa thị chính Paris đã diễn ra chương trình “Tết cộng đồng Việt Nam mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với thành phố Paris tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
08:34'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 18/2, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Yamato mở các Trung tâm Logistics tại Việt Nam
19:27' - 17/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Yamato Holdings cùng với đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ... sẽ đầu tư phát triển các trung tâm logistics tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm
19:24' - 17/02/2025
Ngày 17/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 15/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
19:09' - 17/02/2025
Chiều 17/2, Quốc hội thảo luận về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).