Việt Nam mới chiếm 6% thị phần thế giới về gỗ và sản phẩm gỗ
Ông Phạm Hồng Lượng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thị trường gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu trị giá hơn 120 tỷ USD/năm, trong khi cung ứng từ Việt Nam chỉ chiếm 6% trong số này.
Nhu cầu đồ gỗ nội thất trên thế giới luôn tăng trưởng trong nhiều năm gần đây, trong khi sản xuất đồ nội thất luôn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc còn nhiều dư địa cho sản xuất, chế biến gỗ Việt Nam.
Theo ông Phạm Hồng Lượng, hiện có gần 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ; trong đó, có khoảng 1.500 doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Những doanh nghiệp còn lại sản xuất chế biến hàng gia công xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.
Đây là lực lượng đông đảo, luôn chủ động, sẵn sàng tạo sự tăng trưởng tốt khi có những điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, các cơ chế, chính sách và tín hiệu thị trường.
Hiện tại và tương lai gần, áp lực cạnh tranh thị trường trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam không cao do một số quốc gia bị kiện chống bán phá giá.
Tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp còn nhiều vì xuất phát điểm của ngành chế biến gỗ thấp, có khả năng tiếp tục tăng thị phần, tận dụng được nguồn nguyên liệu phần lớn là trong nước, cùng với lực lượng lao động trẻ dồi dào, năng lực cạnh tranh toàn ngành tốt.
Hơn nữa, Luật Lâm nghiệp mới được ban hành, cùng với đó là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết; đặc biệt là Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) sẽ thiết lập hành lang pháp lý, cơ chế khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện mở rộng thị trường, thúc đẩy ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản phát triển.
Về thị trường trong nước, mức tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ đang ở mức thấp so với bình quân của thế giới. Bình quân Việt Nam sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 30 USD/người/năm, trong khi thế giới khoảng 72 USD/người/năm.
Thị trường tiêu thụ nội địa có xu hướng gia tăng bởi tốc độ đô thị hoá, nhu cầu sử dụng đồ gỗ vẫn luôn duy trì ở mức cao. Bên cạnh đó, những tín hiệu tăng trưởng trở lại của thị trường bất động sản sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội thất.
Với những yếu tố trên, năm 2018, ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản Việt Nam tiếp tục có nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD. Đây là mục tiêu khả thi, ông Phạm Hồng Lượng nhận định.
Hiện Việt Nam là quốc gia đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới (sau Trung Quốc, Đức, Italia và Ba Lan) về kim ngạch xuất khẩu lâm sản.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt rất ấn tượng với mức tăng trưởng kỷ lục (10% so với 2016) trong vòng 5 năm trở lại đây, đạt 8,032 tỷ USD. Con số này đã vượt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đặt ra đến năm 2020 là 7,8 tỷ USD trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Những rủi ro đối với xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam
14:53' - 27/03/2018
Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với một số khó khăn do những thay đổi tại các thị trường xuất khẩu như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
-
Doanh nghiệp
CPTPP: Nhiều cơ hội cho ngành gỗ phát triển
17:52' - 14/03/2018
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), CPTPP mang lại cơ hội đối với ngành gỗ nhiều hơn là thách thức.
-
Kinh tế & Xã hội
Đa dạng nguyên liệu và sản phẩm gỗ để thâm nhập thị trường "khó tính"
17:59' - 09/03/2018
Theo chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra cho ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, trong năm 2018 toàn ngành này đạt kim ngạch 9 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với năm 2017.
-
DN cần biết
Nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam từ nhu cầu thị trường thế giới
19:45' - 07/03/2018
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng giá trị xuất khẩu trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Singapore: Xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ tăng 20 tháng liên tiếp
08:42'
Xuất khẩu các mặt hàng nội địa phi dầu mỏ (NODX) của Singapore trong tháng 7/2022 đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng khoảng 3% trong phiên 18/8
08:26'
Phiên 18/8, giá dầu thế giới tăng khoảng 3% nhờ dữ liệu kinh tế tích cực và mức tiêu thụ nhiên liệu mạnh mẽ của Mỹ đã lấn át lo ngại rằng đà giảm tốc của nhiều nền kinh tế có thể làm giảm nhu cầu dầu.
-
Hàng hoá
Đức giảm mạnh thuế VAT khí đốt cho người tiêu dùng
20:48' - 18/08/2022
Thủ tướng Scholz ra thông báo nêu rõ Chính phủ Đức có kế hoạch giảm thuế VAT đối với khí đốt tự nhiên trong khoảng thời gian giới hạn từ mức 19% hiện nay xuống còn 7%.
-
Hàng hoá
Chuyến tàu chở ngũ cốc thứ 25 rời Ukraine theo thỏa thuận với Nga
20:45' - 18/08/2022
Ukraine ngày 18/8 cho biết chuyến tàu thứ 25 chở ngũ cốc đã rời cảng của nước này theo thỏa thuận với Nga do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian.
-
Hàng hoá
Đà Nẵng giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm OCOP
20:11' - 18/08/2022
Chiều 18/8, tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) đã diễn ra Lễ khai mạc "Hội chợ Nông nghiệp Hòa Vang năm 2022".
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng chiều 18/8 trước triển vọng nguồn cung thắt chặt
18:25' - 18/08/2022
Giá dầu tăng tại châu Á chiều 18/8, khi hoạt động tiêu thụ nhiên liệu mạnh mẽ tại Mỹ và nguồn cung của Nga được dự đoán giảm xuống lấn át lo ngại rằng suy thoái kinh tế có thể khiến nhu cầu sụt giảm.
-
Hàng hoá
Ngành đường sắt ưu đãi giảm giá vé tàu sau hè lên tới 40%
15:11' - 18/08/2022
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn vừa ban hành chính sách giảm giá vé tàu hỏa giai đoạn sau hè 2022, với nhiều ưu đãi cho hành khách mua vé xa ngày tàu chạy.
-
Hàng hoá
Bình Định tạm giữ nhiều loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
14:55' - 18/08/2022
Liên tiếp những ngày gần đây, lực lượng quản lý thị trường Bình Định phát hiện và bắt giữ số lượng lớn hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Hàng hoá
Tạm giữ 79 tấn đường cát do Thái Lan sản xuất
11:26' - 18/08/2022
Toàn bộ 79 tấn đường cát được vận chuyển trên hai xe ô tô được đóng bao loại 50 kg/bao, trên bao bì in chữ nước ngoài vừa bị lực lượng quản lý thị trường Phú Yên phát hiện và thu giữ.