Việt Nam sẽ thu hút chuyển giao công nghệ, từng bước hình thành hệ sinh thái Chíp bán dẫn
Chíp bán dẫn giữ vai trò then chốt trong việc tạo ra các sản phẩm và linh kiện công nghệ. Nhiệm vụ của những con chíp cho phép máy móc thực hiện những chức năng chính như điều khiển, xử lý dữ liệu, lưu trữ… nên chip bán dẫn không thể thiếu trong tất cả các công nghệ hiện nay.
Tại họp báo thường kỳ Bộ Khoa học Công nghệ (9/10/2023) ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Hợp tác phát triển chíp bán dẫn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các nước thời gian vừa qua cho thấy cơ hội rất lớn đối với Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm này.
Trong Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Mỹ, hai bên ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn cũng như sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam. Hai nước sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Cùng với cơ hội Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thấy : Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc bởi nguồn nhân lực đang còn thiếu. Theo thống kê từ các Hiệp hội, Việt Nam chỉ có khoảng 5.000 kĩ sư hoạt động trong lĩnh vực chíp bán dẫn tại Việt Nam, đây là khâu còn yếu khi mỗi loại chip bán dẫn đều đòi hỏi công nghệ rất cao, do đó cần một lực lượng nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam phải tập trung vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để Việt Nam nhanh chóng nắm bắt được công nghệ lõi trong phát triển chíp bán dẫn.
Bộ Khoa học và Công nghệ xác định việc làm chủ được thiết kế chíp bán dẫn là ưu tiên hàng đầu trong chuỗi giá trị sản xuất chíp bởi thiết kế chíp chiếm khoảng 50-60% giá trị của sản phẩm chíp. Cùng với sự hợp tác với các nước, Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo chung tại các trường, các viện nghiên cứu, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp chíp bán dẫn.
Theo ông Nguyễn Phú Hùng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều cơ chế chính sách liên quan đến phát triển chíp bán dẫn và đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thu hút chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ưu tiên triển khai các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia liên quan đến chíp bán dẫn.
Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai chương trình sản phẩm quốc gia đối với chip bán dẫn. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng các chính sách về đầu tư và hỗ trợ những trang thiết bị cho việc đo lường, kiểm định các sản phẩm chíp bán dẫn đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 để đáp ứng nhu cầu đo lường của các doanh nghiệp thiết kế, chế tạo chíp bán dẫn trong cả nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ sớm đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong các viện, trường có lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến chíp bán dẫn. Bên cạnh đó, thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của của các doanh nghiệp lớn trong nước như: Viettel, FPT, CMC… các viện, trường có nghiên cứu liên quan tới vi mạch để tham gia vào chương trình phát triển sản phẩm quốc gia liên quan đến chíp bán dẫn, từ đó tạo ra hệ sinh thái phát triển chíp bán dẫn, nhất là coi trọng khâu thiết kế chíp bán dẫn.
Bộ Khoa học và Công nghệ xác định việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thu hút nguồn chất xám, công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng khuyến khích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực chíp bán dẫn tại Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đẩy mạnh chương trình tìm kiếm, chuyển giao công nghệ, chương trình hợp tác song phương, đa phương đối với những nước có thế mạnh về khoa học và công nghệ, từ đó tạo ra các nhóm nghiên cứu mạnh có thể áp dụng, nắm bắt nhanh nhất công nghệ lõi trong lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Phú Hùng tin tưởng cùng với định hướng của Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng với các chính sách khác mà Đảng, Chính phủ đang chỉ đạo cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành, Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm chíp bán dẫn./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nhật Bản chi thêm 1,3 tỷ USD củng cố chuỗi cung ứng chip trong nước
08:18' - 07/10/2023
Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho hay chính phủ nước này sẽ cung cấp khoản trợ cấp bổ sung 192 tỷ yen (1,3 tỷ USD) cho nhà máy đặt tại tỉnh Hiroshima của công ty sản xuất chip Mỹ Micron Technology.
-
Doanh nghiệp
Meta cắt giảm nhân sự nhóm phát triển chip cho thiết bị thực tế ảo
15:00' - 04/10/2023
Meta có ý định cắt giảm nhân sự của nhóm Facebook Agile Silicon Team (FAST)-đơn vị chuyên phát triển chip cho các thiết bị thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) của Meta.
-
Chuyển động DN
Intel sẽ ra mắt chip chạy được phần mềm AI tạo sinh trên máy tính xách tay
10:22' - 25/09/2023
Intel sẽ ra mắt chip chạy một chatbot tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh trên máy tính xách tay vào tháng 12 tới , thay vì phải khai thác sức mạnh tính toán của các trung tâm dữ liệu đám mây.
-
Chuyển động DN
SiTime thu nhỏ kích thước của chip khoảng 9 lần so với loại thông thường
11:40' - 24/09/2023
Công ty SiTime (Mỹ) thông báo đã thu nhỏ được kích thước của một loại chip mới khoảng 9 lần so với các sản phẩm hiện có trên thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Huawei ra mắt điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành tự phát triển
17:48'
Huawei đang tìm cách cạnh tranh với mẫu điện thoại mới nhất mang tên Mate 70, hoạt động trên hệ điều hành HarmonyOS Next do chính công ty phát triển.
-
Công nghệ
Trung Quốc triển khai kế hoạch ứng dụng toàn diện 5G vào cuối năm 2027
16:34'
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin và 12 cơ quan chức năng khác của Trung Quốc đã ban hành phương án thúc đẩy ứng dụng 5G quy mô lớn.
-
Công nghệ
Google xây dựng hệ thống cáp ngầm lớn nhất thế giới
11:59'
Google sẽ hỗ trợ xây dựng hai tuyến cáp ngầm nối các thành phố của Australia với các trung tâm phát triển của thế giới thông qua đảo Giáng Sinh, vùng lãnh thổ ở Ấn Độ Dương của nước này.
-
Công nghệ
Thái Nguyên triển khai 5 mũi đột phá trong chuyển đổi số
08:50'
UBND Thái Nguyên vừa ban hành Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2024 - 2025 với 5 mũi đột phá tạo lợi thế cạnh tranh mới cho tỉnh.
-
Công nghệ
Intel có khả năng bị cắt giảm trợ cấp
17:56' - 25/11/2024
Chính phủ Mỹ dự kiến giảm khoản trợ cấp theo đạo luật CHIPS và Khoa học trị giá 8,5 tỷ USD cho Intel, sau khi công ty trì hoãn các kế hoạch đầu tư và gặp khó khăn trong kinh doanh.
-
Công nghệ
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
11:04' - 25/11/2024
Thái Nguyên có nhiều tiềm lực để phát triển nhanh và mạnh hơn, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
-
Công nghệ
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chuyển đổi số
07:15' - 25/11/2024
Thời gian qua, chuyển đổi số tại tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả: Các hệ thống thông tin trọng yếu, dùng chung được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp.
-
Công nghệ
Công nghệ hạn chế khách chen lấn khi đi máy bay
22:38' - 24/11/2024
Hãng hàng không American Airlines (Mỹ) dự kiến sẽ áp dụng công nghệ mới tại hơn 100 sân bay trên toàn quốc để hạn chế tình trạng hành khách chen lấn khi lên máy bay.
-
Công nghệ
Hải Phòng ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực trọng yếu
17:25' - 24/11/2024
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông Việt Nam và các doanh nghiệp công nghệ số sẵn sàng đồng hành cùng Hải Phòng cho những bước chuyển đổi tiếp theo về "số" và "xanh".