Việt Nam sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu
Đặc biệt, sau những thành tựu đối ngoại, ngoại giao cấp cao, ngoại giao kinh tế quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã tăng cường trao đổi, hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, đào tạo nhân lực chất lượng cao…
Trên cơ sở những kết quả hợp tác đã đạt được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chỉ đạo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tập trung triển khai các nội dung hợp tác đã thống nhất với các đối tác hiện nay; đồng thời, chủ động tìm kiếm, thúc đẩy hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới trong 8 lĩnh vực trọng tâm để thiết lập hoạt động tại các cơ sở hoạt động của trung tâm, đặc biệt là cơ sở tại Hòa Lạc. Từ đó, góp phần thúc đẩy mạnh tăng trưởng dựa nhiều hơn vào các động lực mới như kinh tế số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo, hydrogen… Phóng viên: Ngành bán dẫn mở ra cơ hội lớn, nhưng theo Bộ trưởng, liệu có những thách thức gì và đâu là những giải pháp cần triển khai để hình thành ngành công nghiệp cao này? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn như hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển. Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành này. Thực tế, nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như: Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor... Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 13% mỗi năm, đạt được 600 tỷ USD tính đến năm 2021. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030 theo nghiên cứu từ tập đoàn tư vấn Boston (BCG). Các nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã công bố các kế hoạch trợ cấp cho ngành sản xuất chất bán dẫn, tạo nên thế cạnh tranh trong ngành công nghệ thế giới. Ngành công nghiệp này đã mở ra nhiều cơ hội cho tất cả các quốc gia; trong đó có Việt Nam, cụ thể như: Với sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, Internet of Things (IoT), … đang tạo ra nhu cầu lớn cho các linh kiện bán dẫn. Việc sản xuất chíp cũng có thể tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn, đặc biệt là khi nhiều quốc gia đang tìm kiếm nguồn cung cấp an toàn và độc lập trong lĩnh vực bán dẫn.Tuy nhiên, ngành công nghiệp bán dẫn đang đặt ra các thách thức cho các doanh nghiệp và Chính phủ các nước; trong đó Việt Nam cũng đang phải đối mặt như chi phí đầu tư cao. Mức đầu tư cho sản xuất chíp là rất lớn, đòi hỏi cơ sở hạ tầng đặc biệt và các dây chuyền sản xuất phức tạp. Trong thực tế, việc xây dựng một xưởng đúc chíp có thể tiêu tốn tới 50 tỷ USD.
Cạnh tranh quốc tế cũng là một thách thức khi ngành công nghiệp bán dẫn đang chịu áp lực từ sự cạnh tranh cao, đặc biệt là từ các nước như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Những quốc gia/khu vực này đã công bố kế hoạch cho lĩnh vực chíp của mình từ 50 tới 150 tỷ USD. Cùng với đó là thách thức về công nghệ, sự phức tạp ngày càng tăng của công nghệ bán dẫn đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự cạnh tranh. Đặc biệt, yêu cầu về đội ngũ nhân sự chất lượng cao rất lớn và thực tế nguồn nhân lực của Việt Nam mới chỉ đang dừng lại ở giai đoạn đầu, kỹ năng và trình độ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngành công nghiệp bán dẫn đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 80 nhưng chúng ta chưa có chiến lược phát triển mang tầm quốc gia. Vì vậy, lĩnh vực này ở nước ta vẫn còn khá sơ khai, chưa có sự tham gia sâu của doanh nghiệp nội địa, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài. Để ngành công nghiệp bán dẫn ở nước ta phát triển xứng tầm với các lợi thế sẵn có, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tập trung vào các nội dung sau để bước đầu hình thành ngành công nghiệp cao này; đó là: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế và chính sách riêng để thu hút và tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài và đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới. Phóng viên: Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, với mục tiêu cụ thể 50.000 nhân lực bán dẫn trong thời gian tới. Theo Bộ trưởng, cần làm gì để đề án này đạt hiệu quả? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, quan trọng, mang tính quyết định nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn; trong đó, Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, với mục tiêu đào tạo, phát triển 50.000 nhân lực cho ngành đến năm 2030. Chúng tôi đã xác định rất rõ mục tiêu của Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, dự kiến đào tạo nguồn cung 50.000 kỹ sư trong ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó bao gồm 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch và 35.000 kỹ sư giai đoạn khác với cả ba bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Các số liệu trên được đưa ra dựa trên khảo sát nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam và khả năng đào tạo của các đơn vị giáo dục trong nước. Đề án tập trung phát triển chương trình đào tạo giảng viên, sinh viên; xây dựng giáo trình chuẩn quốc tế; đào tạo sau đại học và cơ chế thu hút nhân tài trong nước và chuyên gia quốc tế; đồng thời, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế nhằm đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao theo tiêu chuẩn quốc tế; tạo môi trường trao đổi và học tập tại nước ngoài; thúc đẩy chuyển giao và học hỏi công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, khuyến khích các dự án nghiên cứu và phát triển vi mạch; ứng dụng và thương mại hóa các dự án nghiên cứu; xây dựng mạng lưới nghiên cứu liên kết viện - trường; đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan là Chính phủ, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các Viện nghiên cứu, trường đại học để triển xây dựng, triển khai dự án. Đặc biệt, sẽ đảm bảo đầu ra của nguồn nhân lực bán dẫn tương lai được tiếp xúc với nhu cầu nhân sự và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ sư làm việc trong và ngoài nước; hỗ trợ khởi nghiệp; xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; hỗ trợ trao đổi học tập và ưu tiên sử dụng sản phẩm hàng có tỷ lệ nội địa hóa cao. Cuối cùng, là xây dựng cơ chế tài chính vững vàng để đáp ứng nhu cầu kinh phí dự án dựa trên các nguồn ngân sách từ nhà nước; từ xã hội hóa; từ tài trợ quốc tế; từ nguồn thu hợp pháp và bố trí kinh phí hợp lý cho các chương trình đào tạo, học bổng và các tổ chức đào tạo. Phóng viên: Triển vọng, tiềm năng của lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam trong thời gian tới như thế nào? Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm gì để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn như hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nguồn nhân lực kỹ thuật - công nghệ dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển. Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành này. Việc Tổng thống Hoa kỳ cam kết và ủng hộ Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị công nghệ cao toàn cầu và vào ngành chíp, bán dẫn đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam gia nhập mạng lưới sản xuất có giá trị cao của quốc tế. Thực tế, nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor… Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, quan trọng, mang tính quyết định nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Theo đó, Việt Nam đang xây dựng: chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn đến năm 2023; đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, với mục tiêu đào tạo, phát triển 50.000 nhân lực cho ngành đến năm 2030. Vừa qua, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết giao cho Chính phủ xây dựng Nghị định, thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho ngành công nghệ cao, trong đó công nghiệp bán dẫn, dự kiến ban hành vào giữa năm 2024. Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII và thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm ngành năng lượng với mục tiêu cung cấp điện ổn định, bền vững phục vụ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và ngành bán dẫn, đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đủ mặt bằng sạch tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cũng như đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông quan trọng kết nối với cảng biển, sân bay… tạo thuận lợi và nâng cao sức cạnh tranh của các dự án bán dẫn. Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong ngành bán dẫn. Trong tương lai không xa, chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ trở thành một đối tác tin cậy và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu. Tôi mong muốn các nhà đầu tư hãy đến, hãy tìm kiếm cơ hội đầu tư của mình và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam. Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
11:29' - 21/01/2024
Các dự án của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tập trung trong công tác xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất.
-
Phân tích - Dự báo
Lối đi cho ngành công nghiệp bán dẫn lớn thứ sáu thế giới
05:30' - 30/12/2023
Là nước xuất khẩu chất bán dẫn lớn thứ sáu trên thế giới, Malaysia hiện nắm giữ 7% thị phần toàn cầu và đóng góp tới 23% thương mại chất bán dẫn của Mỹ trong năm 2022.
-
DN cần biết
Rộng cửa đón làn sóng đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn
09:56' - 22/12/2023
Với chính sách cởi mở, thân thiện cùng nhiều giải pháp quyết liệt trong thu hút đầu tư, tỉnh Bắc Ninh hiện đang là điểm đến được các tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn lựa chọn.
-
DN cần biết
Lãnh đạo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ làm việc tại Khu Công nghệ cao TPHCM
20:49' - 08/12/2023
Lãnh đạo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ cùng các doanh nghiệp hàng đầu như Intel, Synopsys, Ampere Computing, Marvell, ARM… đã thăm và làm việc tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ
21:17' - 07/12/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) và lãnh đạo các doanh nghiệp như Intel, Qualcom, Ampere, ARM… sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).