Việt Nam tham dự cuộc họp thảo luận Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong 3 ngày từ 23/8 đến 25/8, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các cuộc họp của Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC) theo hình thức trực tuyến, lần lượt gồm cuộc họp lần thứ 3/2021 của ACCC; cuộc họp lần thứ 4 về Cơ chế giám sát, kiểm điểm và đánh giá (MRE) Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) 2025; và cuộc họp Tham vấn của ACCC với các Đối tác Đối thoại và các Đối tác khác.
Tại cuộc họp ACCC lần thứ 3/2021, các nước đánh giá cao tiến triển tích cực trong việc triển khai MPAC 2025, dù nhiều dự án gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Cuộc họp tập trung thảo luận cách thức triển khai các khuyến nghị của Báo cáo Kiểm điểm giữa kỳ MPAC 2025 và góp ý cho dự thảo Báo cáo Đánh giá tiến độ MPAC 2025 lần thứ ba để tiếp tục hoàn thiện và trình lên Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 30 tháng 10/2021.
Hiện ASEAN đã đưa vào triển khai 14/15 sáng kiến thuộc 5 lĩnh vực chiến lược của MPAC 2025 gồm Cơ sở hạ tầng bền vững, Đổi mới số, Kho vận liên thông, Tối ưu hóa hoạch định, Dịch chuyển người dân.
Cuộc họp lần thứ 4 về MRE MPAC 2025 có sự tham gia của các đại biểu đại diện các cơ quan chuyên ngành được phân công chủ trì triển khai 15 sáng kiến trong khuôn khổ MPAC 2025 như các kênh quan chức cao cấp ASEAN về giao thông (STOM), kinh tế (SEOM), giáo dục (SOM-ED), lao động (SLOM)…, nhóm cơ quan đầu mối về cơ sở hạ tầng bền vững (LIB-SI), cũng như các thành viên của ACCC.
Với tính chất liên ngành, liên trụ cột của các dự án kết nối, cơ chế MRE tạo sự gắn kết hơn giữa các cơ quan triển khai, tăng cường nhận thức về chia sẻ trách nhiệm trong triển khai các sáng kiến và dự án MPAC 2025, và để thảo luận và tìm giải pháp đối với các thách thức, khó khăn trong quá trình triển khai MPAC 2025.
Tại cuộc họp tham vấn của ACCC với các Đối tác Đối thoại và các Đối tác khác, Đại sứ Trưởng Phái đoàn các nước đối tác của ASEAN (Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Australia, Đức, Canada, New Zealand....) đánh giá cao nỗ lực của ASEAN thời gian qua trong việc thúc đẩy kết nối nội khối cũng như kết nối giữa ASEAN và khu vực.
Các nước đối tác khẳng định tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai các dự án trong khuôn khổ MPAC 2025 cũng như kết nối nói chung, nhằm tăng cường gắn kết xây dựng cộng đồng ASEAN, và gắn kết giữa ASEAN và các đối tác, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế khu vực.
Các nước cũng thảo luận các biện pháp để thúc đẩy MPAC 2025 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tiếp tục khẳng định các lĩnh vực chiến lược của MPAC 2025 rất phù hợp với Kế hoạch phục hồi của ASEAN hậu COVID-19.
MPAC là kế hoạch chiến lược được lãnh đạo các nước ASEAN thông qua tháng 10/2010 tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy kết nối nội khối của ASEAN, cũng như giữa ASEAN và các đối tác, hướng tới một cộng đồng ASEAN được kết nối thông suốt, không rào cản.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào vào tháng 9/2016, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua MPAC 2025 với tầm nhìn tạo ra một ASEAN kết nối và liên kết toàn diện, thông suốt.
ACCC được thành lập nhằm theo dõi, đánh giá và định kỳ báo cáo Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC), Hội nghị Cấp cao ASEAN về tình hình và thách thức trong việc triển khai MPAC 2025. Các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN tại Jakarta đồng thời là thành viên đại diện tham gia ACCC./.
>>Dịch COVID-19: Làn sóng cắt giảm sản xuất ở Trung tâm phụ tùng ô tô ASEAN
Tin liên quan
-
Công nghệ
Indonesia đặt mục tiêu chiếm 40% thị phần kinh tế kỹ thuật số ở ASEAN
16:08' - 23/08/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đặt mục tiêu chiếm 40% thị phần nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cộng đồng ASEAN đoàn kết ứng phó với đại dịch COVID-19
14:36' - 23/08/2021
Đại dịch COVID-19 cũng là chất xúc tác để ASEAN tăng số hóa nền kinh tế, thích ứng và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp 4.0, thu hẹp khoảng cách về số và đảm bảo bình đẳng số trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ASEAN bắt đầu "cai nghiện" nhiên liệu hóa thạch
20:00' - 16/08/2021
Các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đã bắt đầu rời xa dầu mỏ, than đá và các tài nguyên gây ô nhiễm khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15'
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21'
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30'
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29'
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.