Việt Nam tham gia phiên rà soát chính sách thương mại của Nigeria
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, phiên Rà soát Chính sách Thương mại (TPR) lần thứ 6 của Nigeria mới đây đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Dẫn đầu đoàn Nigeria là Đại sứ Nura Abba Rimi, Thư ký Thường trực của Bộ Công Thương và Đầu tư Liên bang Nigeria.
Thời gian qua, thương mại hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP của Nigeria, tỷ trọng sản xuất trong GDP gia tăng, chiếm 15,7% vào năm 2023. Nigeria cũng tiến hành kế hoạch tăng trưởng và phát triển, các chính sách thương mại và đầu tư mới nhằm đa dạng hóa nền kinh tế; áp dụng luật mới về bảo vệ dữ liệu và chữ ký điện tử, nỗ lực tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ nhằm đạt được bình đẳng giới, phát triển kinh tế, thịnh vượng và thúc đẩy an ninh; nỗ lực trong tạo thuận lợi thương mại và hợp lý hóa các thủ tục hải quan; thực hiện các cải cách chính sách kinh tế quan trọng trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu đầy thách thức nhằm củng cố tình hình tài chính và kinh tế vĩ mô của mình, trong đó có việc: loại bỏ trợ cấp nhiên liệu, áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi theo định hướng thị trường và dỡ bỏ các hạn chế về sử dụng ngoại hối để nhập khẩu, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và thương mại. Nigeria cũng nỗ lực hội nhập khu vực với tư cách là thành viên chủ chốt của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA).
Tại phiên rà soát, một số thành viên bày tỏ sự quan tâm đến kinh nghiệm của Nigeria trong việc thành lập Ủy ban Hành động Quốc gia để đẩy nhanh việc thực hiện việc phê chuẩn AfCFTA. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị Nigeria tham gia Thỏa thuận Trọng tài Khiếu nại Tạm thời Nhiều bên (MPIA) và Hiệp định Mua sắm Chính phủ, cũng như đưa các cam kết quy định trong nước về dịch vụ vào biểu cam kết WTO.
Ngoài ra, một số thành viên cho rằng tính minh bạch và khả năng dự đoán trong môi trường kinh doanh và đầu tư của Nigeria sẽ được hưởng lợi nếu có những cải cách hơn nữa, như việc cải thiện các khuôn khổ pháp lý phức tạp về TBT và SPS. Các thành viên này cũng quan tâm đến việc hiểu rõ hơn về việc thực thi các chương trình trợ cấp hiện có; quan ngại về việc thực hiện nghĩa vụ thông báo, tỷ lệ kiểm tra thực tế các container rất cao và kêu gọi Nigeria xem xét lại các thủ tục hải quan để thúc đẩy thực hành hải quan một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí.
Liên quan đến thuế quan, Nigeria chỉ ràng buộc 19,7% số dòng thuế và mức thuế ràng buộc trung bình là 120%, trong khi mức thuế áp dụng trung bình là 12,8% vào năm 2023. Các thành viên khuyến khích Nigeria nâng cao khả năng dự đoán và quản trị tốt và giảm mức thuế trần.
Cũng tại sự kiện, ông Lê Đình Bá – Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã phát biểu đánh giá cao vai trò của Nigeria là một trong những nền kinh tế lớn nhất tại châu Phi với GDP danh nghĩa hơn 360 tỷ USD năm 2023, có sự phát triển trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Việt Nam cũng đánh giá cao sự tham gia tích cực và vai trò mang tính xây dựng của Nigeria tại WTO, bao gồm việc phê chuẩn Hiệp định Trợ cấp Thủy sản; thông qua Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS; tham gia các Sáng kiến Tuyên bố chung (JSIs) về thương mại điện tử, tạo thuận lợi đầu tư cho phát triển, MSMEs và quy định trong nước về thương mại dịch vụ; là đầu mối của Nhóm Châu Phi trong đàm phán nông nghiệp tại WTO.
- Từ khóa :
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất G20
10:16'
Theo các báo cáo vừa được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong G20, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến là 7% vào năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
EU ban hành 4 luật thúc đẩy vận tải biển an toàn và bền vững
07:54'
Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) hôm 18/11 (giờ địa phương) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn Hàng hải,” nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch và hiện đại hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Moody’s: Kinh tế Ấn Độ đang trong “giai đoạn vàng”
06:30'
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) dự báo nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2024, nhờ sự hồi phục chi tiêu tiêu dùng và lạm phát được kiểm soát.
-
Kinh tế Thế giới
Thép Trung Quốc đối mặt sóng gió khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
18:03' - 18/11/2024
Nếu Trung Quốc không thay đổi chiến lược hiện tại và quyết định tái bơm tiền vào thị trường nhà đất hoặc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, mức tiêu thụ thép ở Trung Quốc sẽ suy giảm trong dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu
16:49' - 18/11/2024
Dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng từ ngày 15/11 do tranh chấp về giá cả. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển phát nhanh của Trung Quốc lần đầu tiên đạt 150 tỷ đơn hàng
15:51' - 18/11/2024
Theo số liệu thống kê của Cục Bưu chính Quốc gia Trung Quốc cho thấy, tính đến ngày 17/11, lượng đơn hàng chuyển phát nhanh của Trung Quốc lần đầu tiên đạt 150 tỷ đơn.
-
Kinh tế Thế giới
Bài học kinh nghiệm từ Singapore: Chống lãng phí từ gốc
08:58' - 18/11/2024
Singapore được coi là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á và là nguồn cảm hứng để nhiều nước đặt mục tiêu phát triển các trung tâm tài chính hiệu quả.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành kim cương Bỉ đối mặt khủng hoảng
08:14' - 18/11/2024
Ngành kim cương Bỉ, từng là một trụ cột trong thương mại quốc tế của nước này, đang đối mặt nguy cơ mất đi vị thế do nhiều nguyên nhân đan xen.
-
Kinh tế Thế giới
Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc
08:12' - 18/11/2024
Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức lớn, song giới phân tích cho rằng cường quốc này có thể vượt qua những "chướng ngại vật" để thể hiện tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.