Việt Nam và con đường tranh cử Tổng Giám đốc UNESCO
Việc Việt Nam giới thiệu ứng cử viên ra tranh cử Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2017 – 2021 là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII về chủ động tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp xây dựng, góp phần định hình các thể chế đa phương và khẳng định tinh thần là đối tác có trách nhiệm.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, việc tranh cử này góp phần tăng cường vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua việc chủ động tích cực đóng góp vào công việc chung của UNESCO, thúc đẩy quan hệ và hợp tác song phương giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, nhất là các nước lớn, các nước có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống của Việt Nam.
Ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO khẳng định con người Việt Nam đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia lãnh đạo các tổ chức quốc tế. Cùng với việc đảm nhận chức vụ Tổng Thư ký ASEAN, trúng cử vào thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế, việc Việt Nam có ứng cử viên vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO giúp động viên người Việt Nam ứng cử làm việc tại các tổ chức quốc tế.
Quá trình giới thiệu ứng cử viên và vận động bầu cử thời gian qua đã là cơ hội để Việt Nam giới thiệu các thành tựu của quá trình Đổi mới toàn diện, lịch sử, văn hoá, con người và đất nước Việt Nam; thể hiện cam kết và khả năng Việt Nam có thể hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện.
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã quan tâm và trực tiếp vận động cho ứng cử viên Phạm Sanh Châu thông qua các cuộc hội đàm chính thức, các hoạt động tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đón tiếp hơn 20 lãnh đạo thành viên các nước Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Việt Nam và trong gần 20 chuyến thăm các nước thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, tham dự các hội nghị cấp cao quốc tế, diễn đàn đa phương.
Ứng cử viên Phạm Sanh Châu của Việt Nam cũng đã trực tiếp đi vận động tại thủ đô của hơn 30 nước thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO. Qua đó giới thiệu về lịch sử hào hùng và truyền thống hòa hiếu cũng như những thành tựu đổi mới, tiềm năng hợp tác và sức hấp dẫn của nền văn hóa và thiên nhiên Việt Nam.
Qua các buổi tiếp xúc, lãnh đạo các cấp khác nhau của các nước đều đánh giá cao đường lối, chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam; khâm phục lịch sử hào hùng, nền văn hiến lâu đời, truyền thống hòa hiếu cũng như các thành tựu đã đạt được trong đổi mới của Việt Nam.
Các nước đánh giá cao đóng góp và mong muốn của Việt Nam có vai trò cao hơn nữa trên trường quốc tế; bày tỏ tin tưởng về trách nhiệm, năng lực của con người Việt Nam nói chung và có những đánh giá tích cực về ứng cử viên Phạm Sanh Châu nói riêng.
Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng gặp một số khó khăn. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ứng cử vào vị trí người đứng đầu một tổ chức cấp cao trong hệ thống Liên hợp quốc và phải cạnh tranh trực tiếp.
Theo quy định, muốn trúng cử Tổng Giám đốc UNESCO phải đạt được ít nhất 30/58 phiếu ủng hộ và việc vận động để đạt được quá bán số phiếu ủng hộ không phải dễ dàng.
Lịch sử bầu Tổng Giám đốc UNESCO cho thấy đây là một vị trí có tính cạnh tranh cao và lần này có 9 ứng cử viên đến từ tất cả các khu vực trên thế giới, gồm Ai Cập, Azerbaijan, Iraq, Guatemala, Liban, Pháp, Qatar, Trung Quốc và Việt Nam.
Cho dù sau vòng phỏng vấn, đã có 2 ứng cử viên của Iraq và Guatemala xin rút, song các ứng cử viên còn lại đều là những nhân vật có tên tuổi, có kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động ngoại giao đa phương và trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý, đã từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo ở trong nước hoặc tại các tổ chức quốc tế.
Kết quả chung cuộc còn ở phía trước và việc Việt Nam tranh cử vị trí Tổng giám đốc UNESCO là biểu hiện tích cực, có trách nhiệm và chủ động đóng góp vào các công việc quốc tế./.
- Từ khóa :
- unesco
- tổng giám đốc unesco
- phạm sanh châu
- việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Tổng Giám đốc UNESCO
14:03' - 25/08/2017
Sáng 25/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
-
Kinh tế Thế giới
Quy trình chọn Tổng Giám đốc UNESCO
10:58' - 29/04/2017
Theo hiến chương của UNESCO, Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề cử và được Đại hội đồng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải thưởng hòa bình UNESCO vinh danh đóng góp vì người di cư
10:24' - 20/04/2017
Giải thưởng hòa bình Felix Houphouet-Boigny (UNESCO) đã được trao cho Hiệp hội cứu nạn người di cư SOS Địa Trung Hải và thị trưởng của Lampedusa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ cân nhắc tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán
21:41' - 04/04/2025
Việt Nam luôn chủ động, cầu thị và phối hợp mạnh mẽ với phía Hoa Kỳ để đàm phán thuế một cách công bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải quan hỏa tốc ra phương án hỗ trợ doanh nghiệp trước chính sách thuế mới của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi các chi cục hải quan yêu cầu gặp gỡ, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ trước việc áp thuế đối ứng của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu thực hiện nhiều giải pháp phục vụ nhu cầu đi lại dịp Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5
21:07' - 04/04/2025
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn vừa ban hành văn bản tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử phạt Tập đoàn Chị Em Rọt liên quan vụ kẹo rau củ Kera
21:06' - 04/04/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tiến hành thu thập, xác minh, đánh giá thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng và làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin về hoàn thiện quy hoạch điện VIII sửa đổi
19:16' - 04/04/2025
Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo và trình Chính phủ dự thảo sửa đổi bổ sung quy hoạch điện VIII điều chỉnh và bộ đã có báo cáo Thủ tướng về đề án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42' - 04/04/2025
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40' - 04/04/2025
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58' - 04/04/2025
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45' - 04/04/2025
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.