VNPT có nhiều công nghệ dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia
Theo bảng xếp hạng công bố mới nhất trong tháng 12/2021 của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST), công nghệ nhận diện khuôn mặt của VNPT đang dẫn đầu trong các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam.
Là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số và dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, Tập đoàn VNPT đã sớm nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của thị trường định danh điện tử và cho ra đời các sản phẩm VNPT eKYC và BioID phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng.
Hiện, nền tảng VNPT eKYC đang phục vụ mỗi ngày từ 500.000 đến 1 triệu giao dịch trong tất cả các lĩnh vực thiết yếu của đời sống kinh tế xã hội như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, thương mại điện tử, logistic...
Với kinh nghiệm của đơn vị trực tiếp triển khai Hệ thống cở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư và cũng là đơn vị đã phát triển thành công nhiều hệ thống/giải pháp định danh cá nhân như Hệ thống định danh và xác thực điện tử VnConnect (Cổng dịch vụ công Quốc Gia); hệ thống định danh và xác thực điện tử Thanh niên Việt Nam của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các hệ thống đăng nhập xác thực một lần (SSO) cho Bộ Thông tin và Truyền thông, chính quyền các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Sóc Trăng, Kon Tum, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Sơn La, Bình Phước… Tập đoàn VNPT đã và đang được các tổ chức, doanh nghiệp tín nhiệm lựa chọn làm đối tác trong việc triển khai các hệ thống định danh.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được ứng dụng mạnh mẽ trong rất nhiều ứng dụng của đời sống, từ mở khoá điện thoại trên iPhone đến truy tìm tội phạm trong công tác điều tra an ninh, hay gần đây nhất để định danh điện tử trên môi trường số.
Chia sẻ tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số 2021 được tổ chức mới đây, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Ngô Diên Hy cho biết, đã có 45.006.709 hồ sơ được đồng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia (số liệu được công bố trên Cổng dịch vụ công quốc gia tháng 3/2021).
Tương tự, số lượng tài khoản mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong giai đoạn 2020 – 2025 dự kiến đạt trung bình 400.000 tài khoản/tháng, có ít nhất 778.011 danh tính/tháng cần được xác thực thông tin tín dụng và quy mô bảo hiểm dự kiến tốc độ tăng trưởng tương đương 3,5% GDP vào năm 2025. Trong lĩnh vực viễn thông, tính tới thời điểm cuối tháng 12/2020, tổng số thuê bao điện thoại ước tính đạt 134,6 triệu thuê bao, tăng 3,7% so với cùng thời điểm năm trước.
Trong khi đó, thống kê năm 2020 lượng người truy cập mua sắm thương mại điện tử tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng khách hàng truy cập khoảng 3,5 triệu lượt/ ngày cho các hoạt động mua sắm trực tuyến. Những số liệu này phần nào cho thấy, định danh danh tính số là cơ sở của các giao dịch số và là yếu tố quan trọng phục vụ quá trình xây dựng Chính phủ số và kinh tế số.
Đại diện VNPT cho biết, để có thể định danh điện tử một cách chính xác, mỗi giao dịch thông qua eKYC cần đảm bảo hai yếu tố. Đầu tiên, hệ thống cần xác nhận người thực hiện giao dịch và người chủ của giấy tờ tùy thân cần là một người. Tiếp đó, hệ thống cần phát hiện các yếu tố bất thường nếu có một ai đó dùng ảnh, video, mặt nạ silicone của người khác để cố gắng vượt qua hệ thống. Nhờ khả năng làm chủ hoàn toàn những công nghệ phức tạp này, được chứng thực bởi các tổ chức uy tín như NIST, nền tảng VNPT eKYC đã tự động phát hiện ra hàng nghìn giao dịch giả mạo hàng ngày, qua đó giúp rất nhiều cơ quan, tổ chức, đối tác có thể cung cấp các dịch vụ an toàn trên môi trường số.
Thứ hai, không phải người dân nào ở Việt Nam cũng có cơ hội sở hữu một chiếc điện thoại iPhone với nhiều tính năng bảo mật, nhận diện khuôn mặt cao cấp.
Vậy làm thế nào để tất cả mọi người với một chiếc điện thoại Smartphone bình thường với các tính năng hạn chế cũng có thể thực hiện được chức năng định danh trên môi trường số một cách an toàn và nhanh chóng? Làm thế nào để không chỉ các bạn trẻ, mà kể cả những những người lớn tuổi cũng có thể thao tác dễ dàng? Đó cũng chính là những trăn trở để đội ngũ chuyên gia của VNPT phải liên tục nghiên cứu và thử nghiệm trong suốt thời gian qua.
Tại thời điểm hiện tại, các mô hình trí tuệ nhân tạo đã được tối ưu để có thể chạy được trên mọi dòng điện thoại và phục vụ được bất kì đối tượng nào.
Thực tế cho thấy, ngay sau khi ra mắt nền tảng Mobile Money tháng 11/2021 vừa qua, VNPT đã cung cấp được hàng vạn tài khoản một ngày thông qua công nghệ định danh điện tử. Bất kì người dân nào, từ vùng núi đến hải đảo, chỉ cần có một chiếc Smartphone đơn giản, trong khoảng thời gian chưa đầy một phút làm theo hướng dẫn, là có thể sở hữu một tài khoản Mobile Money của riêng mình./.
>>>VNPT tích hợp thanh toán Mobile Money trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
- Từ khóa :
- công nghệ nhận diện khuôn mặt
- vnpt
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Trợ lý ảo của Viettel giành giải xuất sắc tại Vietnam Smart City Award 2021
20:08' - 18/12/2021
Viettel đã được trao 5 giải thưởng quan trọng; trong đó, có giải xuất sắc 5 sao của Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam (Vietnam Smart City Award) 2021.
-
Chuyển động DN
Thương hiệu Viettel được định giá hơn 6 tỷ USD
16:02' - 17/12/2021
Thương hiệu Viettel được định giá 6,061 tỷ USD, tăng 260 triệu USD so với năm 2020. Thông tin này vừa được công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance công bố giữa tháng 12/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát chính thức không bị EU áp thuế chống bán phá giá
21:30' - 18/07/2025
Việc thép HRC của Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá phản ánh năng lực nội tại và kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Hòa Phát.
-
DN cần biết
Xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả cho các loại trái cây tiềm năng
17:20' - 18/07/2025
Ngành nông nghiệp cần định vị, nâng tầm giá trị và kim ngạch xuất khẩu cho các loại trái cây tiềm năng khác như chanh dây, chuối, dứa, dừa.
-
DN cần biết
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
11:02' - 18/07/2025
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4
18:59' - 16/07/2025
Bộ Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4 (GDTE 2025), diễn ra từ ngày 23-29/9 tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.
-
DN cần biết
Xúc tiến thương mại bài bản giúp hàng Việt chinh phục thị trường Hoa Kỳ
16:06' - 16/07/2025
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng cũng là thị trường có hàng rào kỹ thuật, thuế quan và quy định nhập khẩu nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.
-
DN cần biết
Nhà máy tại Việt Nam: "Cứ điểm" xuất khẩu quan trọng của Kumho Tire
15:11' - 16/07/2025
Đối với Kumho Tire, nhà máy tại Việt Nam là cơ sở tiên phong cho hoạt động xuất khẩu sang Bắc Mỹ và châu Âu.
-
DN cần biết
Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
11:26' - 16/07/2025
Lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an đã diễn ra tại Hà Nội.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
17:06' - 15/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1845/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế đồ đựng nhôm xuất xứ Việt Nam
16:53' - 15/07/2025
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nói trên rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.