Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam: Sức hút từ thương hiệu lớn
Với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 3,36 triệu tỷ đồng, tương đương 74,6% GDP, vượt mục tiêu đặt ra cho năm 2020.
*Sức hút từ thương hiệu lớn
Đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, tính đến cuối tháng 12/2017, vốn hóa trên HOSE đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng (tương đương gần 110 tỷ USD).
Trong đó, có thể kể đến một số doanh nghiệp dẫn đầu về đóng góp vào sự tăng trưởng quy mô thị trường là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (mã: VNM), Tập đoàn Vingroup (VIC), Tổng công ty khí Việt Nam - Công ty cổ phần PV GAS (GAS)...
Đồng thời, đây cũng là những doanh nghiệp đứng đầu về giá trị thị trường trên HOSE cũng như thị trường chứng khoán cả nước.
Ghi nhận thực tế trên thị trường chứng khoán cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn với thương hiệu mạnh sau khi thoái vốn, cổ phần hóa hay lên sàn chứng khoán đã tác động không nhỏ đến sự phân hóa của thị trường này.Cụ thể, chỉ 10 cổ phiếu lớn nhất đã chiếm hơn 56% giá trị thị trường, trong khi hàng trăm cổ phiếu đóng góp số còn lại.
Thị trường chứng khoán Việt Nam càng trở nên sôi động trong những tháng cuối năm 2017 khi Bộ Công Thương tổ chức thành công phiên chào bán cạnh tranh 343.662.587 cổ phần Nhà nước tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) - SAB , tương ứng 53,59% vốn điều lệ.Đáng chú ý, mức giá đặt mua thành công cổ phiếu SAB đạt mức cao nhất là 320.500 đồng/cổ phần và thu về được gần 110.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 4,8 tỷ USD).
Mới đây, Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức giới thiệu cơ hội đầu tư vào BSR. Theo Quyết định, cổ phần Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ tại BSR là 1.333.214.835 cổ phẩn, chiếm 43% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 6.483.000 cổ phần, chiếm 0,21% vốn điều lệ; 241.556.969 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 7,79% vốn điều lệ; 1.519.244.812 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 49% vốn điều lệ. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ theo quy định. Hòa vào sự sôi động của "làn sóng" cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tại HOSE, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức Roadshow giới thiệu thông tin chào bán cổ phần tại 4 doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP); Công ty Nhựa Bình Minh (BMP); Công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domeso (DMC) và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT). Đây là những doanh nghiệp nằm trong top 30 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, SCIC sẽ triển khai kế hoạch chào bán cạnh tranh cổ phần tại NTP với tỷ lệ 37,1%; BMP là 29,51%; DMC là 34,71%; FPT là 5,96%.*Vốn hóa thị trường tăng vượt bậc
Báo cáo Tài sản toàn cầu (Global Wealth Report) vừa được Credit Suisse (Ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính) công bố cho thấy, giá trị vốn hóa thị trường Việt Nam thuộc top dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2017.
Trong đó, vốn hóa VNM tăng thêm 5 tỷ USD, VIC (3,6 tỷ USD); GAS (2,7 tỷ USD)...
Một số chuyên gia cho biết, năm 2017, dòng vốn đầu tư tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là dòng vốn ngoại với việc mua ròng gần 26.000 tỷ đồng cổ phiếu.Giá trị danh mục của nhà đầu tư ngoại tăng mạnh mẽ, tính đến tháng 11/2017 đạt hơn 31,4 tỷ USD (tăng 81,3% so với cuối năm 2016).
Bên cạnh đó, số lượng tài khoản của các nhà đầu tư tiếp tục gia tăng với 1,9 triệu tài khoản (tăng 11% so với cuối năm 2016).
Ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính đánh giá cao những kết quả đạt được của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2017.Trong đó, quy mô vốn hóa của thị trường đã vượt mục tiêu tới năm 2020 khi đạt hơn 70% GDP.
Song song đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã khai trương thành công và vận hành thị trường chứng khoán phái sinh, góp phần củng cố, phát triển và hoàn thiện thể chế của thị trường chứng khoán.
Theo ông Trần Xuân Hà, trong năm qua thị trường chứng khoán đã phát huy vai trò là công cụ hiệu quả trong việc huy động nguồn vốn cho ngân sách và đầu tư phát triển.Đồng thời, là kênh huy động nguồn vốn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 19/12/2017, chỉ số VN - Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016, đây là mức cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây.Ngoài ra, hiện nay trên cả hai sàn HOSE và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có 731 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; trong đó đăng ký giao dịch đạt gần 959.000 tỷ đồng, tăng 30% so với cuối năm 2016.
Cũng theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt gần 3,36 triệu tỷ đồng (tăng 73% so với cuối năm 2016) và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên (tăng 63% so với bình quân năm 2016). Theo ông Fily Sissoko, Chủ nhiệm bộ phận Quản trị, Ngân hàng Thế giới, sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam sẽ phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng và khả năng tham gia tích cực trong quá trình thay đổi và đáp ứng những đòi hỏi về quy định cũng như áp dụng các thông lệ quốc tế.Trong đó, báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng làm cơ sở để định giá một mã chứng khoán, đây cũng là tài liệu cơ bản để cơ quan quản lý thực thi công tác kiểm tra, giám sát thị trường.
Ông Fily Sissoko nhấn mạnh, trong thời gian tới, việc hướng đến chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) là yêu cầu tất yếu cho phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài.Đặc biệt, IFRS là yêu cầu cấp thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán từ nhóm thị trường cận biên “Frontier” lên nhóm thị trường mới nổi “Emerging”./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiền thu từ thoái vốn sẽ được sử dụng đúng mục đích
14:28' - 25/12/2017
Theo Bộ Tài chính, năm 2017 có 10 đơn vị thực hiện thoái vốn; trong đó, 8 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2017 và 2 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương vụ Sabeco – động lực cho thành công của các đợt thoái vốn tiếp theo
16:15' - 23/12/2017
Thành công của phiên thoái vốn Sabeco không đến từ may mắn mà từ nỗ lực và sự cố gắng của tập thể Chính phủ đã được đền đáp xứng đáng.
-
Chứng khoán
Chào bán cạnh tranh cổ phần Sabeco, thu về gần 110.000 tỷ đồng
15:55' - 18/12/2017
Chiều 18/12, Bộ Công Thương đã tổ chức phiên chào bán cạnh tranh 343.662.587 cổ phần Nhà nước tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), tương ứng 53,59% vốn điều lệ.
-
Chứng khoán
SCIC thoái vốn tại 3 công ty thu về hơn 467 tỷ đồng
17:49' - 08/12/2017
Ngày 8/12, SCIC thoái vốn tại 3 công ty thu về cho Ngân sách Nhà nước 467 tỷ đồng
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính để lừa đảo
12:33' - 04/07/2025
Các đối tượng sử dụng danh nghĩa Bộ Tài chính nhằm yêu cầu người dân chuyển tiền thông qua các website; fanpage giả mạo này.
-
Tài chính
Người dân Mỹ gồng mình vì nợ sau “cơn sốt mua sắm” tránh thuế quan
07:10' - 04/07/2025
Với nhiều gia đình, việc chi tiêu dồn dập vào mùa xuân vừa qua là một “canh bạc” trước sự bất ổn – một quyết định có thể khiến họ phải chi tiêu tằn tiện trong nhiều năm tới.
-
Tài chính
Hải quan hướng dẫn thủ tục với địa chỉ cũ sau sắp xếp đơn vị hành chính
19:19' - 03/07/2025
Ngày 3/7, Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị thuộc Cục Hải quan về thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính.
-
Tài chính
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công
18:37' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1480/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
-
Tài chính
Fitch hạ triển vọng tín nhiệm hệ thống ngân hàng Mexico
08:58' - 03/07/2025
Theo chuyên gia Tapia, trong ngắn hạn, lợi nhuận của các ngân hàng Mexico có thể sẽ giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại trong khi chi phí tín dụng gia tăng.
-
Tài chính
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh sắp được phân 4 nhóm mới
18:55' - 02/07/2025
Cục Thuế cho biết hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu sau khi bỏ thuế khoán từ năm 2026 nhau nhằm minh bạch hóa nghĩa vụ tài chính, tạo công bằng giữa các thành phần kinh tế.
-
Tài chính
Chi tiết 25 cơ sở thuế trực thuộc Cục Thuế Hà Nội
17:13' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hà Nội được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.
-
Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế trình Quốc hội vào tháng 10/2025
17:02' - 02/07/2025
Đồng thời, bổ sung các quy định liên quan đến cho phép được giảm, trừ một số khoản đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển, hỗ trợ người dân trong việc trong lĩnh vực như trong lưu vực giáo dục, y tế.
-
Tài chính
Cập nhật chi tiết 29 chi cục thuế cơ sở thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh
16:29' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hồ Chí Minh được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.