Vụ bê bối Nissan ảnh hưởng như thế nào đối với Nhật Bản? (Phần 1)
Vụ bắt giữ Chủ tịch Nissan Motor Carlos Ghosn mới đây không những tạo ra tương lai đầy bất ổn đối với liên minh xe ô tô gồm ba hãng Nissan Motor, Renault SA và Mitsubishi Motors Corp, mà còn cho thấy những tác động gián tiếp đối với vấn đề lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
Ông Ghosn bị cáo buộc khai báo khoản thu nhập thấp hơn khoảng 5 tỷ yen (tương đương 44 triệu USD) so với khoản thu nhập thực tế gần 10 tỷ yen (88 triệu USD) trong 5 năm (từ năm 2011).
Nếu bị kết luận có tội, ông Ghosn sẽ đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù và bị phạt 10 triệu yen (tương đương 88.617 USD). Các công tố viên Nhật Bản cũng đang cân nhắc truy tố ông Ghosn tội che giấu khoảng 3 tỷ yen (26 triệu USD) thu nhập trong 3 năm từ tháng 4/2015.
Ông Ghosn cũng bị tình nghi đã chuyển khoảng 1,7 tỷ yen (khoảng 15 triệu USD) đầu tư thua lỗ cá nhân sang cho tập đoàn Nissan. Nissan đã phải gánh khoản lỗ này trong thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 sau khi ông Ghosn không vay được tiền để trả nợ.
Renault-Nissan là hình mẫu điển hình về một cách thức kết hợp độc đáo khi Renault SA và Nissan Motors được "ràng buộc" với nhau thông qua thỏa thuận lưu giữ cổ phần chéo. Renault-Nissan bắt đầu thiết lập quan hệ từ năm 1999 và tháng 10/2016 đã mạnh tay chi khoảng 2,2 tỷ USD để mua lại 34% cổ phần của Mitsubishi Motors Corp.
Mặc dù Nissan đã đóng góp khoảng 50% cho thu nhập ròng của nhà sản xuất ô tô Pháp trong những năm gần đây, Renault sở hữu 43,4% cổ phần của Nissan, trong khi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản chỉ nắm giữ 15% cổ phần của Renault nhưng không có quyền tham gia biểu quyết.
Theo thỏa thuận hiện có giữa Nissan và Renault, mỗi bên có quyền chỉ định nhân sự cho năm vị trí, nhưng riêng chức vụ CEO và Chủ tịch sẽ được quyết định bởi nhà sản xuất ô tô Pháp còn chức vụ phó do Nissan chỉ định.
Trước khi bị bắt, ông Ghosn được cho là đang tìm kiếm cơ hội tiến hành sáp nhập hoàn toàn cả ba nhà sản xuất ô tô dưới sự lãnh đạo của Renault, trong khi các nhà lãnh đạo tại Nissan nhấn mạnh vào việc duy trì sự độc lập của công ty này.
Theo nhận định đăng trên báo Nikkei, liên minh ô tô Nhật-Pháp đóng vai trò quan trọng trong một chương trình nghị sự chính sách của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Một số nguồn tin cho hay ông Macron đã cố gắng thúc đẩy việc biến Nissan thành một công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu của Renault, và để Nissan có thể sản xuất nhiều hơn ở Pháp. Chính phủ Pháp là cổ đông hàng đầu của hãng xe Renault với 15% cổ phần.
Tầm nhìn của Tổng thống Pháp về tương lai của liên minh Renault-Nissan dường như ưu tiên cho ngành công nghiệp ô tô nội địa và tạo việc làm, chứ ít tính đến giá trị doanh nghiệp của Nissan. Nhiều nhà bình luận Nhật Bản khi thảo luận về vụ bê bối Ghosn đã kêu gọi Tokyo có hành động nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Nhật Bản, và số phận của liên minh công nghiệp này đã nhanh chóng trở thành một vấn đề ngoại giao.
Sau khi vụ việc xảy ra, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko và Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã sắp xếp một cuộc gặp vào ngày 22/11 tại Paris (Pháp). Sau đó, ông Le Maire cho hay đã cùng với ông Seko nhất trí rằng việc duy trì cơ cấu vốn hiện nay của liên danh trên là “điều đáng mơ ước”.
Tuy vậy, theo nhật báo Mainichi Shimbun ngày 30/11, ông Seko đã gửi một bức thư tỏ ý không đồng tình với ý kiến trên của ông Le Maire. Các quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản không có bình luận gì về việc này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Chủ tịch Nissan nhận thêm cáo buộc che giấu 4 tỷ yên
14:53' - 10/12/2018
Ngày 10/12, nhà chức trách Nhật Bản đã phát lệnh bắt giữ mới đối với ông Carlos Ghosn, Chủ tịch mới bị bãi nhiệm của tập đoàn Nissan Motors.
-
Chuyển động DN
Nissan thu hồi khoảng 150.000 xe do không tuân thủ quy trình kiểm tra
16:54' - 07/12/2018
Ngày 7/12, Tập đoàn sản xuất xe hơi Nissan của Nhật Bản thông báo kế hoạch thu hồi khoảng 150.000 xe do lỗi trong quá trình thử nghiệm sản phẩm mới.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn ô tô Nissan lại vướng vào bê bối mới
15:46' - 06/12/2018
Nhật báo Nikkei của Nhật Bản ngày 6/12 cho biết tập đoàn Nissan có kế hoạch thực hiện một đợt thu hồi xe do những kiểm tra "không thích hợp".
-
Chuyển động DN
Nissan từ chối đề nghị của Renault về cử người kế nhiệm
19:37' - 04/12/2018
Ngày 4/12, các nguồn tin thân cận cho biết tập đoàn Nissan Motors đã bác đề nghị của đối tác Renault SA về việc điều người kế nhiệm thay Chủ tịch Carlos Ghosn vừa bị hãng này bãi nhiệm.
-
Doanh nghiệp
Hướng đi nào cho Nissan thời hậu Carlos Ghosn?
10:18' - 03/12/2018
Nissan Motor Co. được cho là phải làm mới mình để có thể thích ứng tốt hơn trong một thị trường đang thay đổi nhanh chóng.
-
Chuyển động DN
Dấu hiệu bất đồng ngoại giao liên quan đến quyền lực ở liên danh Nissan-Renault
18:43' - 30/11/2018
Liên danh “19 năm tuổi” giữa Renault SA và Nissan Motor Co đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất từ trước đến nay sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Nissan Carlos Ghosn bị bắt giữ.
-
Chuyển động DN
"Cú trời giáng" vào liên minh ô tô Renault-Nissan-Mitsubishi
09:18' - 30/11/2018
Vừa qua ngành ô tô thế giới đã đón nhận một tin chấn động khi các nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ ông Carlos Ghosn, Giám đốc điều hành (CEO) của liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.