Vụ bê bối tại tập đoàn thép Kobe: Mức độ vi phạm vượt ra ngoài phạm vi Nhật Bản
Trong khi vụ bê bối làm giả dữ liệu chất lượng sản phẩm của Tập đoàn Kobe Steel đang ngày càng nghiêm trọng, ngày 12/10, tập đoàn sản xuất thép lớn thứ 3 Nhật Bản này cho biết có thể có thêm nhiều khách hàng tại thị trường nội địa và nước ngoài sử dụng vật liệu đầu vào bị làm giả dữ liệu.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với các quan chức cấp cao trong Chính phủ Nhật Bản tại thủ đô Tokyo, Chủ tịch Tập đoàn Kobe Steel Hiroya Kawasaki nêu rõ có một số công ty tại Nhật Bản và nước ngoài nghi sử dụng vật liệu bị làm giả dữ liệu từ tập đoàn này.
Ông Kawasaki cho biết trong 2 tuần tới sẽ công bố kết quả điều tra về độ an toàn của các sản phẩm đã được giao cho khách hàng, cũng như các biện pháp giải quyết. Ngoài ra, nguyên nhân vụ việc cũng sẽ được đưa ra trong vòng 1 tháng tới.
Ông Kawasaki cho biết tập đoàn có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại. Ông đồng thời bác bỏ khả năng thu hồi các sản phẩm ở thời điểm này.
Trước đó, trong cuộc gặp với Chủ tịch Kobe Steel, người đứng đầu Cơ quan phụ trách các ngành công nghiệp sản xuất thuộc Bộ Kinh tế Nhật Bản Akihiro Tada nhận định vụ bê bối tại tập đoàn thép lớn thứ 3 Nhật Bản phá vỡ nền tảng của thương mại công bằng, đồng thời làm ảnh hưởng tới niềm tin vào ngành sản xuất của nước này.
Dư luận Nhật Bản rúng động sau khi Tập đoàn Kobe Steel ngày 8/10 vừa qua thừa nhận làm giả dữ liệu về độ bền chắc của một số sản phẩm nhôm và đồng được sử dụng trong chế tạo máy bay, xe ô tô, thậm chí cả tên lửa vũ trụ.
Vụ bê bối ngày càng nghiêm trọng khi 6 nhà sản xuất ô tô nổi tiếng nhất của "xứ Mặt Trời mọc" bao gồm Toyota, Mitsubishi Motors, Subaru, Mazda, Nissan và Honda cho biết đã sử dụng vật liệu đầu vào bị làm giả dữ liệu của Kobe Steel.
Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản đã yêu cầu các nhà sản xuất xe hơi tiến hành kiểm tra khẩn cấp để xác định có cần tiến hành các chiến dịch thu hồi xe hay không. Ngoài phạm vi Nhật Bản, các hãng xe hơi General Motors và Ford Motor của Mỹ hiện đã mở các cuộc điều tra.
Một cuộc điều tra nội bộ cho thấy dữ liệu đã được làm giả cho khoảng 19.300 tấn sản phẩm nhôm, 2.200 tấn sản phẩm đồng và 19.400 sản phẩm đúc nhôm và được giao cho khoảng 200 khách hàng từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2017.
Ngoài ra, ít nhất 140 tấn bột sắt được giao trong tài khóa 2016 không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng.
Vụ bê bối của tập đoàn thép Kobe đe dọa làm suy giảm hơn nữa lòng tin vào quản lý chất lượng của ngành sản xuất Nhật Bản và quản lý nhà nước.
Hồi năm 2016, Shinko Wire, một công ty con của Kobe Steel, cho biết một bộ phận đã thổi phồng dữ liệu về độ bền chắc của sản phẩm dây thép không gỉ.
Trong những vụ việc gần đây, hãng sản xuất túi khí ô tô Takata hồi tháng 2/2017 thừa nhận với cơ quan chức năng Mỹ về việc nói dối khách hàng.
Vụ bê bối đã khiến hãng sản xuất túi khí lớn nhất thế giới này phá sản. Tháng 3, hãng lốp xe Toyo Tire & Rubber cũng thừa nhận làm giả dữ liệu về cao su dùng cho các tòa nhà có khả năng chịu động đất./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
6 hãng xe hơi nổi tiếng của Nhật sử dụng vật liệu bị làm giả dữ liệu từ Kobe Steel
11:26' - 11/10/2017
6 nhà sản xuất ô tô nổi tiếng gồm Toyota, Mitsubishi Motors, Subaru, Mazda, Nissan và Honda thừa nhận đã sử dụng vật liệu đầu vào bị làm giả dữ liệu từ Kobe Steel.
-
Chứng khoán
Giá trị thị trường của Kobe Steel giảm mạnh
20:54' - 10/10/2017
Khép lại phiên giao dịch 10/10, giá cổ phiếu của Kobe Steel đã giảm 22% xuống 1.068 yen (9,5 USD)/cổ phiếu, khiến giá trị thị trường của Kobe Steel “bốc hơi” gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Kobe Steel thừa nhận giả mạo số liệu về các sản phẩm nhôm và đồng
16:08' - 09/10/2017
Kobe Steel ngày 8/10 thừa nhận đã chuyển giao các sản phẩm không đáp ứng được những quy cách (về kỹ thuật) mà khách hàng đưa ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.