Vụ Monsanto nhóm lên hy vọng về vụ kiện chất độc da cam của Việt Nam
Năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam khởi kiện 37 công ty sản xuất hóa chất Mỹ, trong đó có Monsanto. Đến năm 2009, một tòa án quốc tế được thiết lập tại Paris (Pháp) để giải quyết vấn đề liên quan đến chất độc da cam và nạn nhân Việt Nam, nhưng cả Chính phủ Mỹ lẫn Monsanto đều từ chối xuất hiện.
Tới ngày 18/4/2017, Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Hay, Hà Lan công bố kết luận rằng công ty Monsanto đã hủy diệt môi trường, gây thiệt hại cho người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, Monsanto không thừa nhận kết luận phiên tòa. Giờ đây trước sự kiện lần đầu tiên một tòa án Mỹ tuyên phạt công ty Monsanto do không có những cảnh báo phù hợp về nguy cơ loại thuốc diệt cỏ Roundup của hãng này có thể gây ung thư cho người dùng, dư luận một lần nữa lại lóe lên hy vọng rằng công lý sẽ được thực thi.
Trả lời phỏng vấn mới đây, bà Merle Ratner - điều phối viên của tổ chức Vận động cứu trợ và trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam, cho biết phán quyết của tòa án bang California mang tính lịch sử, sẽ có tác động đáng kể đến những vụ kiện tương tự chống lại công ty Monsanto.
Bà cũng từng sát cánh với Hội Nạn nhân da cam Việt Nam trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ, trong đó có Monsanto, trong nhiều năm. Theo bà, cuộc đấu tranh với công ty Monsanto sẽ kéo dài vì còn phải đợi phán xét của tòa phúc thẩm sau khi Monsanto tuyên bố sẽ kháng án.
Tuy nhiên, phán quyết vừa qua là sự khích lệ rất lớn đối với những người đã đang và sẽ đấu tranh buộc Monsanto phải bồi thường cho những nạn nhân của những chất độc hại mà công ty này sản xuất.
Bà khẳng định sẽ tiếp tục vận động chính quyền Mỹ, Quốc hội Mỹ có những biện pháp hỗ trợ khác phục hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam, đồng thời theo đuổi các thủ tục pháp lý để buộc các công ty sản xuất hóa chất Mỹ phải đền bù cho những nạn nhân chất độc da cam.
Trước đó, ngày 10/8, một tòa án tại bang California của Mỹ đã ra phán quyết yêu cầu công ty Monsanto bồi thường 289 triệu USD cho ông Dewayne Johnson, bị ung thư giai đoạn cuối do người này đã sử dụng thuốc Roundup của Monsanto để chăm sóc các vườn trường học trong gần 30 năm qua. Tuy nhiên, phía Monsanto khẳng định sản phẩm Roundup của họ là an toàn và tuyên bố sẽ kháng cáo.
Dư luận Mỹ kỳ vọng phán quyết vừa qua của tòa án bang California sẽ tạo áp lực nhất định đối với các cơ quan Chính phủ Mỹ về vấn đề có nên cấm chất glyphosate có trong thuốc diệt cỏ Roundup hay không.
Trước đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho rằng glyphosate an toàn cho người sử dụng, trong khi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới lại cho rằng chất này có khả năng gây ung thư.
Tập đoàn Monsanto, trụ sở tại St. Louis, bang Missouri (Mỹ), cũng là một trong những nhà cung cấp chính chất độc da cam được Không quân Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ở Việt Nam, có khoảng 4,8 triệu nạn nhân của chất độc này./.
>>>Mỹ xét xử vụ kiện Monsanto sử dụng chất gây ung thư sản xuất thuốc diệt cỏ
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nhiều cửa hàng tại Anh xem xét ngừng bán thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto
11:03' - 14/08/2018
Nhiều chuỗi cửa hàng tại Anh đang cân nhắc ngừng bán thuốc diệt cỏ Roundup của công ty hóa chất Mỹ Monsanto.
-
Chứng khoán
Phán quyết của tòa án nhằm vào hãng Monsanto làm cổ phiếu của Bayer rớt giá mạnh
16:00' - 13/08/2018
Mở cửa phiên giao dịch sáng 13/8 tại thị trường Frankfurt, giá cổ phiếu của Bayer giảm 10,4% điểm, còn 83,61 euro.
-
Chuyển động DN
Thiếu cảnh báo tác hại của chất diệt cỏ, Monsanto phải bồi thường 289 triệu USD
08:58' - 11/08/2018
Vì đã không cảnh báo sản phẩm thuốc diệt cỏ có thể gây ung thư, Monsanto phải bồi thường 250 triệu USD cùng với tiền bồi thường tổn thất và các chi phí khác, nâng tổng số tiền lên 289 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh lập kỷ lục mới trong 40 năm
14:43' - 17/08/2022
Lạm phát của Anh tháng 7/2022 đã tăng lên mức kỷ lục mới trong 40 năm qua do giá lương thực tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng 2 tên lửa hành trình
14:41' - 17/08/2022
Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, ngày 17/8, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa hành trình ra phía Biển Hoàng Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Lạm phát có thể đạt đỉnh trong quý IV/2022
11:31' - 17/08/2022
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong, lạm phát tại Singapore dự kiến đạt đỉnh trong vòng hai đến bốn tháng tới và sau đó sẽ bắt đầu giảm dần.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát
10:55' - 17/08/2022
Tổng thống Mỹ đã ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát, một cột mốc quan trọng đối với chương trình nghị sự về kinh tế trong nước khi chỉ còn 3 tháng nữa là đến bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc
10:54' - 17/08/2022
Sáng 17/8, tại Văn phòng Tổng thống ở quận Yongsan, thủ đô Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tổ chức họp báo nhân 100 ngày cầm quyền đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Nợ công phình to trong khi hơn 30 tỷ USD ngân sách chưa được giải ngân
19:56' - 16/08/2022
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản cho thấy ngân sách cho các dự án công trong 2 tài khóa 2020 và 2021 còn hơn 4.000 tỷ yen (30 tỷ USD) chưa được giải ngân, trong khi nợ công của nước này đang phình to.
-
Kinh tế Thế giới
Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
18:36' - 16/08/2022
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng công nghiệp của Đức sụt giảm vì mực nước sông Rhine thấp
15:27' - 16/08/2022
Viện Kinh tế thế giới Kiel của Đức cảnh báo nếu mực nước ở Kaub tiếp tục duy trì ở mức thấp tới hạn 78cm trong vòng 30 ngày thì sản lượng công nghiệp của Đức sẽ giảm khoảng 1%.
-
Kinh tế Thế giới
Quá tải đơn xin cấp hộ chiếu tại Canada
15:06' - 16/08/2022
Canada đang tìm cách cắt giảm thời gian chờ đợi hộ chiếu, vốn kéo dài gần 5 tháng, trong bối cảnh nhu cầu đi lại sau đại dịch tăng vọt gây áp lực đối với hệ thống.