Vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng: Khách hàng cần hiểu rõ khi sử dụng thẻ tín dụng
Vụ việc khách hàng bị món nợ thẻ tín dụng Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 8,5 triệu đồng từ năm 2013 đến nay đã thành nợ xấu hơn 8,8 tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận suốt mấy ngày qua, khiến các khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng lo lắng và có sự quan tâm đến tính rủi ro của sử dụng loại thẻ này.
Chị Trần An Vy (Hà Nội) là khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của nhiều ngân hàng cho biết, lâu nay thường xuyên dùng thẻ tín dụng vì có rất nhiều ưu điểm như có ưu đãi % cho người dùng, được miễn lãi 45 ngày, nhưng qua sự việc của Eximbank khiến chị giật mình phải gọi điện đến các ngân hàng đang cung cấp dịch vụ kiểm tra lại hết số thẻ đang dùng.
“Tôi sử dụng khá nhiều thẻ cho các mục đích khác nhau và thường thanh toán đúng hẹn. Nhưng cũng vì sử dụng nhiều thẻ nên lo lắng lỡ quên thanh toán dẫn đến “lãi mẹ đẻ lãi con” như trường hợp đang xôn xao lâu nay thì “căng” lắm”, chị Trần An Vy nói.
Không giống chị Vy, anh Lê Khắc Quý (Thanh Hóa) cho biết, anh không dùng thẻ tín dụng nhưng đọc vụ việc ở Quảng Ninh anh đã phải kiểm tra xem mình có bị lấy cắp thông tin để mở thẻ ngân hàng ở đâu không.
Còn chị N.T.T tại Hà Nội thì chia sẻ, có sử dụng thẻ tín dụng tại một ngân hàng, đến thời hạn thanh toán hàng tháng chị đều tất toán đầy đủ. Nhưng có một tháng chị trả chậm gần 10 ngày số tiền 10 triệu đồng trên tổng số nợ hơn 200 triệu đồng. Và tháng đó, chị đã phải trả phạt gần 9 triệu đồng.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu phân tích, khách hàng trong thời gian dài không trả nợ mà ngân hàng có thể đưa ra con số nợ rất lớn như hiện tại có thể là do cách tính của ngân hàng, bao gồm lãi kép, lãi phạt. Lãi phạt thường rất lớn, có thể lên đến 150%, khiến số nợ ban đầu của khách bị đội lên rất cao.
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, để sử dụng thẻ tín dụng an toàn, người có thẻ phải hiểu tất cả những hướng dẫn sử dụng; lập mật khẩu và giữ mật khẩu không để lộ ra ngoài; trả nợ đúng hạn để không bị tính lãi. Quan trọng nhất phải tính toán khi mua món hàng nào đó thì mình có đủ khả năng trả nợ hay không. Thường thường ngân hàng dùng chỉ tiêu nợ mỗi tháng chia cho thu nhập của người đó. Tỷ lệ an toàn nhất là 50%. Tỷ lệ này lên càng cao thì càng rủi ro.
Thẻ tín dụng là một trong những giải pháp tài chính được phía ngân hàng cung cấp cho khách hàng, chi tiêu trước, trả tiền sau. Số tiền chi tiêu tối đa nằm trong hạn mức thẻ tín dụng được cấp. Chủ thẻ được hưởng thời gian miễn lãi trung bình từ 45 - 55 ngày, hết thời hạn miễn lãi, có thể chọn thanh toán mỗi tháng (tương đương với mỗi kỳ sao kê) là thanh toán dư nợ tối thiểu hoặc thanh toán toàn bộ dư nợ.
Theo đó, với trường hợp chủ thẻ chọn thanh toán dư nợ tối thiểu (khoảng 5% tổng số tiền mà khách hàng đã chi tiêu trong kỳ sao kê) sẽ không bị tính phí phạt trả chậm. Tuy nhiên, khoản nợ còn lại vẫn sẽ bị tính lãi suất lên tới 20 - 40%/năm (tùy ngân hàng) và sẽ được cộng dồn vào kỳ thanh toán kế tiếp.
Còn trong trường hợp chủ thẻ không thanh toán đủ dư nợ tối thiểu trong 1 kỳ sao kê theo thông báo của ngân hàng, sẽ bị tính lãi dựa trên toàn bộ dư nợ cộng thêm phí chậm trả.
Với những trường hợp chậm trả thanh toán thẻ tín dụng trong thời gian dài, số tiền phát sinh có thể hiểu như sau: Số tiền lãi và gốc phải trả của kỳ này được tính dựa trên số tiền gốc và lãi phải trả của kỳ ngay trước đó (không phải tính dựa trên dư nợ gốc). Ngoài những lãi suất kể trên, sử dụng thẻ tín dụng khách hàng còn có thể phải chịu thêm nhiều loại lãi suất khác như: lãi suất thẻ tín dụng khi rút tiền mặt. Khi sử dụng tính năng rút tiền mặt tại các ATM, khách hàng sẽ chịu một khoản phí áp trên số tiền đã rút, dao động từ 3 - 5% tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Đồng thời, việc chậm thanh toán thẻ tín dụng khiến khách hàng bị chuyển thành nhóm nợ xấu, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của khách hàng lưu trữ trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), khiến khách hàng khó tiếp cận với dịch vụ vay vốn từ tất cả ngân hàng.
Các chuyên gia cho biết, khách hàng có thể theo dõi thông tin tín dụng của bản thân, bằng cách tra cứu miễn phí trên website của CIC, dù đã từng vay ngân hàng hay chưa.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể kiểm tra trực tiếp trong quá trình giao dịch với ngân hàng, công ty tài chính. Khách hàng cũng có thể nhờ nhân viên tại đây kiểm tra thông tin tín dụng (thường mất phí). Với trường hợp này, khách hàng cũng cần cung cấp cho tổ chức tín dụng giấy chứng minh nhân dân có cả mặt trước và mặt sau.
Thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng đã liên tiếp phát đi cảnh báo về các chiêu thức lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng để tiếp cận mời chào khách hàng mở và sử dụng thẻ tín dụng online...
Các đối tượng thường áp dụng cách kết bạn qua mạng xã hội và gửi thông tin ưu đãi liên quan đến hoạt động thẻ kèm đường dẫn hoặc mã QR Code dẫn đến website giả mạo ngân hàng; đồng thời hối thúc khách hàng nhập các thông tin cá nhân như ảnh chụp 2 mặt chứng minh nhân dân, căn cước công dân, 2 mặt thẻ tín dụng, mã bảo mật. Sau khi cung cấp các thông tin trên, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của khách hàng.
Do đó, các ngân hàng thương mại khuyến cáo, người dùng lưu ý không cho người khác mượn thẻ, không lưu thông tin thẻ trên điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị nào; không chia sẻ thông tin thẻ lên mạng xã hội để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, chiếm đoạt tài sản; không cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc, đặc biệt các ứng dụng có quyền truy cập dữ liệu trên thiết bị; không thực hiện các giao dịch chuyển tiền, nạp tiền vào tài khoản hay số điện thoại do người khác chỉ định để làm thủ tục nhận thưởng hoặc khuyến mại, vay vốn.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Vụ nợ 8,5 triệu bị tính lãi hơn 8,8 tỷ đồng: Đợi báo cáo từ Eximbank
18:36' - 16/03/2024
Chiều ngày 16/3, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh cho biết, đã nắm được thông tin nhưng chưa đầy đủ.
-
Ngân hàng
Toàn cảnh vụ vay nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi 8,8 tỷ đồng
13:11' - 16/03/2024
Một khách hàng được cho vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm, đến nay, cả gốc lẫn lãi phải trả lên đến 8,8 tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Làm rõ tính pháp lý vụ nợ thẻ tín dụng Eximbank gần 9 triệu thành nợ xấu hơn 8,8 tỷ đồng
12:55' - 16/03/2024
Thông tin khách hàng dùng thẻ tín dụng của Eximbank với dư nợ ban đầu hơn 8,5 triệu đồng, nhưng sau gần 11 năm “quên” trả nợ, dư nợ đã lên tới hơn 8,8 tỷ đồng khiến dư luận xôn xao.
-
Ngân hàng
Chậm thanh toán thẻ tín dụng sẽ bị phạt như thế nào?
12:47' - 16/03/2024
Chậm thanh toán thẻ tín dụng bị phạt như thế nào? Thẻ tín dụng có hạn mức như thế nào theo quy định pháp luật?
-
Ngân hàng
Những lưu ý về lãi suất khi sử dụng thẻ tín dụng
12:41' - 16/03/2024
Lãi suất thẻ tín dụng là gì? Lãi suất thẻ tín dụng có thể phát sinh trong những trường hợp nào?
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng ringgit của Malaysia duy trì vị thế cao trong hệ thống thương mại toàn cầu
18:25'
Theo báo cáo của Seasia Stats, đơn vị tổng hợp dữ liệu từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, đồng ringgit là một trong 20 loại tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
-
Ngân hàng
VPBANK và LOTTE C&F đánh dấu cột mốc hợp tác mới, gia tăng trải nghiệm khách hàng
16:38'
VPBank và LOTTE C&F đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác bền vững thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm tài chính tiêu dùng - LOTTE FLEX.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:21'
Ngày 14/7, tại UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra buổi Lễ tiếp nhận kinh phí ủng hộ chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 14/7: Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD và NDT
09:02'
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng 11/7.
-
Ngân hàng
JPMorgan muốn tính phí truy cập dữ liệu khách hàng với các hãng công nghệ tài chính
07:39'
Theo hãng tin Bloomberg, ngân hàng hàng đầu nước Mỹ JPMorgan Chase đang có kế hoạch áp dụng phí đối với các hãng công nghệ tài chính (fintech) khi truy cập dữ liệu tài khoản ngân hàng của khách hàng.
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.