Vụ tấn công mạng toàn cầu: Chuyên gia khẳng định nguy cơ bị tấn công vẫn chưa kết thúc
Hàng loạt chính phủ và doanh nghiệp ở châu Á ngày 16/5 đã thông báo hệ thống máy tính của họ bị rối loạn vì nhiễm virus WannaCry do cuộc tấn công mạng toàn cầu trong những ngày qua. Các chuyên gia an ninh mạng dự báo tốc độ lây lan của các virus tin tặc này dự kiến sẽ còn tăng nhanh.
Tại Trung Quốc, Tập đoàn năng lượng Petro China thông báo hệ thống thanh toán tại nhiều trạm bán xăng dầu của tập đoàn đã bị virus xâm nhập gây rối loạn. Tuy nhiên, sau đó đa số các điểm đã được phục hồi. Nhật báo China Daily cũng cho biế, ít nhất có 200 000 máy tính tại Trung Quốc bị nhiễm mã độc, chủ yếu là các máy tính của trường học.
Nhà chức trách Trung Quốc xác nhận có 66 trong tổng số 1.000 trường đại học của nước này đã bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công bằng mã độc tống tiền, song bác bỏ thông tin rằng sự hư hại lan rộng trong hệ thống máy tính các trường đại học.
Mạng lưới Nghiên cứu và Giáo dục Trung Quốc (CERN), vốn trực thuộc Bộ Giáo dục nước này khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do hệ điều hành không được cập nhật thường xuyên chứ không phải lỗ hổng an ninh lớn nào trong hệ thống.
Trước đó ngày 14/5, Qihoo 360, một trong những nhà cung cấp hàng đầu về phần mềm diệt virus của Trung Quốc, thống kê có ít nhất 29.372 cơ sở từ các cơ quan chính phủ đến ATM và bệnh viện Trung Quốc đã bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ ra rằng các trường đại học nước này là bị tác động nặng nề nhất. CERN đã bác thông tin này, đồng thời cho rằng những tuyên bố không chính xác như vậy đã gây hiểu lầm nghiêm trọng và gây hoang mang dư luận.
Tại Hàn Quốc, các công ty đã khuyến cáo nhân viên không mở các tệp tin đinh kèm hoặc các đường link dẫn có nghi ngờ mà họ nhận được trong hộp thư điện tử. Thậm chí, một trường học đã tạm thời cấm học sinh truy cập Internet. Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết đã phát hiện trong nước có 9 trường hợp bị nhiễm virus tin tặc.
Từ Australia, sau khi Bộ trưởng phụ trách vấn đề an ninh mạng Dan Tehan thông báo ghi nhận 12 trường hợp tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp Australia, chuyên gia an ninh mạng Simon Smith kiêm nhà sáng lập eVestigator, khẳng định nguy cơ tấn công vẫn còn hiện diện do còn nhiều người sẽ sao chép mã độc.
Chuyên gia nhấn này nhấn mạnh kể cả trong 12 trường hợp trên, việc mọi người tìm cách sửa chữa có thể cũng đồng thời làm lây lan virus. Ông cảnh báo sẽ có thêm nhiều phiên bản mã độc được phát triển thay vì chỉ 3 phiên bản như hiện nay.
Chuyên gia Smith nhận định Australia là một trong những quốc gia yếu nhất về bảo vệ mạng, đồng thời cho biết ông đang lên kế hoạch chính sửa mã độc để ngăn ngừa các vụ tấn công tiếp diễn. Ông bày tỏ hy vọng điều này sẽ giúp cho những người vô tình bị lây nhiễm do bị lợi dụng, hoặc không cập nhật hoặc quên cập nhật phần mềm thường xuyên.
Ông Nigel Phair, một trong những chuyên gia hàng đầu về tội phạm mạng của Australia tại Đại học Canberra, cũng đồng quan điểm trên, khi cho rằng con số vụ tấn công có thể lớn hơn báo cáo thực tế song đã không được tiết lộ vì lý do thương mại. Chuyên gia Phair tin rằng biện pháp phòng ngừa trên của ông Smith có thể được triển khai, song mối đe dọa do mã độc gây ra sẽ không sớm chấm dứt.
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, trang web của chính quyền tỉnh Saskatchewan đã bị nhiễm mã độc đòi tiền chuộc gây tê liệt hoạt động trong nhiều giờ.
Người phát ngôn tỉnh Saskatchewan, bà Kathy Young xác nhận mặc dù được trong bị hệ thống an ninh khá mạnh, song mạng lưới máy tính của tỉnh này đã bị chiếm giữ và gây gián đoạn cho trang web Saskatchewan.ca cùng một số địa chỉ khác.
Trước đó, ngày 14/5, hệ thống điện toán của bệnh viện Lakeridge Health ở vùng Toronto thuộc tỉnh Ontario cũng có biểu hiện bị nhiễm virus đòi tiền chuộc WannaCry, nhưng rất may đã kịp làm lệch hướng tấn công. Giới chức bệnh viện cho biết không có dữ liệu nào của bệnh nhân bị đánh cắp.
Từ hôm 13/5, Tập đoàn phần mềm Microsoft của Mỹ đã đưa ra cập nhật mới để sửa chữa các lỗ hổng mà virus có thể ẩn trong hệ thống. Chủ tịch tập đoàn, đồng thời là chuyên viên pháp lý hàng đầu của Microsoft Brad Smith cho rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ chính là nơi đã phát triển ra mã độc vừa được tin tặc sử dụng trong vụ tấn công mạng toàn cầu mấy ngày qua.
Mã độc này sau đó bị rò rỉ từ một kho tài liệu rác. Ông Brad Smith đã trực tiếp công khai nguồn gốc của virus độc này là từ các cơ quan đặc vụ của Mỹ. Ông chỉ trích các cơ quan tình báo Mỹ, trong đó có Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan An ninh quốc gia (NSA), "tích trữ" các mã mềm có thể bị tin tặc lợi dụng.
Ông kêu gọi các chính phủ cần thông báo cho các công ty phần mềm về những lỗ hổng an ninh mà họ phát hiện được, thay vì "tích trữ, bán lại hoặc khai thác sử dụng chúng".
Ông Brad Smith kêu gọi thiết lập một hệ thống bảo vệ ngay lập tức, cho rằng vụ tấn công với quy mô lớn chưa từng có vừa qua là lời cảnh tỉnh với các chính phủ trong công tác lưu giữ "mã mềm" rất có thể bị lạm dụng nếu bị rơi vào tay những đối tượng xấu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều cơ quan ở Đức là nạn nhân vụ tấn công mạng toàn cầu
08:45' - 16/05/2017
Mã độc WannaCry tấn công đã nhiều cơ quan ở Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Triều tiên có liên quan đến vụ tấn công mạng toàn cầu?
08:35' - 16/05/2017
Vụ tấn công mạng trên phạm vi toàn cầu bắt đầu từ những ngày cuối tuần qua tiếp tục là vấn đề nóng của thế giới do quy mô và mức độ của làn sóng này.
-
Kinh tế & Xã hội
Vụ tấn công mạng toàn cầu: Giới chức Mỹ ước tính số tiền chuộc
07:51' - 16/05/2017
Khoảng 7.000 USD là số tiền mà nhiều nạn nhân của vụ tấn công bằng mã độc trên phạm vi toàn cầu đã phải trả cho các tin tặc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tòa án chặn sắc lệnh áp thuế của Tổng thống Trump
08:09'
Ngày 28/5, Tòa án Thương mại Quốc tế có trụ sở tại quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ đã ra phán quyết chặn việc thực thi sắc lệnh áp thuế "Ngày Giải phóng" của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng giảm phụ thuộc vào đồng USD
07:00'
Sáng kiến do Ngân hàng Xuất Nhập khẩu châu Phi phát triển nhằm thúc đẩy sử dụng nội tệ và giảm sự phụ thuộc vào ngoại tệ như đồng USD.
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ cam kết sản xuất có trách nhiệm và bền vững
22:15' - 28/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 28/5, tại Jakarta, Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ (CPOPC) công bố chính thức chuyển giao ban lãnh đạo điều hành nhiệm kỳ 2025-2028.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ yêu cầu các đại sứ quán tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế
17:29' - 28/05/2025
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các đại sứ quán và lãnh sự quán nước này trên toàn thế giới tạm dừng xếp lịch phỏng vấn xin thị thực mới đối với các sinh viên nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản quy định các công ty lớn tham gia thị trường tín chỉ carbon
17:04' - 28/05/2025
Các công ty phát thải quá mức hạn ngạch phát thải cho phép sẽ phải mua tín chỉ carbon trên thị trường từ các công ty tích lũy dư thừa hạn ngạch phát thải.
-
Kinh tế Thế giới
Trước sóng gió thị trường, nhiều nhà bán lẻ Mỹ tính chuyện trở thành công ty tư nhân
16:23' - 28/05/2025
Các nhà bán lẻ chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề do chính sách thuế quan thay đổi liên tục của Tổng thống Trump, và họ thất vọng vì không thể đưa ra dự báo lợi nhuận.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đối mặt với nguy cơ pin Mặt trời giá rẻ tràn vào
16:22' - 28/05/2025
Các công ty như Hanwha Q Cells và First Solar Inc. đã lên tiếng chỉ trích làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Đông Nam Á khiến việc sản xuất và kinh doanh thiết bị trong nước trở nên khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế
09:00' - 28/05/2025
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các đại sứ quán và lãnh sự quán nước này trên toàn thế giới tạm dừng xếp lịch phỏng vấn xin thị thực mới đối với các sinh viên nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
CDC Mỹ bỏ khuyến cáo tiêm vaccine ngừa COVID-19 với trẻ em và thai phụ khỏe mạnh
08:59' - 28/05/2025
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) sẽ không đưa ra khuyến cáo tiêm vaccine phòng COVID-19 định kỳ cho trẻ em khỏe mạnh và phụ nữ mang thai khỏe mạnh.