Vướng mặt bằng, 9 dự án phải lùi tiến độ đóng điện
Mặc dù vậy, Ban QLDA các công trình điện Miền Trung (CPMB) đã cố gắng thực hiện 3.810,94 tỷ đồng vốn đầu tư và giải ngân 3.881,14 tỷ đồng, hai chỉ tiêu này đều đạt so với kế hoạch điều chỉnh.
Với số vốn trên, CPMB đã khởi công 10 dự án; trong đó có một số dự án tiêu biểu như: các dự án giải tỏa công suất các nguồn BOT: đường dây 500kV Vân Phong-Vĩnh Tân, trạm biến áp (TBA) 500kV Vân Phong và đấu nối; các dự án mua điện Lào: TBA 220kV Tương Dương; các dự án giải tỏa các nguồn thủy điện Tây Bắc: TBA 220kV Nghĩa Lộ và đường dây 220kV Nghĩa Lộ - 500kV Việt Trì, đường dây 220kV Huội Quảng-Nghĩa Lộ.
Bên cạnh đó, CPMB đã đóng điện 16 dự án; trong đó có các dự án tiêu biểu như đường dây 500kV mạch 3 Dốc Sỏi-Pleiku 2; Các dự án giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo: TBA 220kV Lao Bảo và đường dây 220kV Đông Hà-Lao Bảo; các dự án giải tỏa nguồn BOT Nhà máy điện Nghi Sơn 2: đường dây 500kV đấu nối Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 vào hệ thống điện Quốc gia, TBA 500kV Nghi Sơn giai đoạn 2; các dự án nâng cao năng lực truyền tải như: nâng công suất TBA 500kV Pleiku 2, đặc biệt là dự án vướng mắc kéo dài đường dây 220kV Quảng Ngãi - Phù Mỹ sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới.
Ngoài ra, CPMB còn bám sát các cấp để đôn đốc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng 14 dự án; trong đó có các dự án: TBA 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị - Rẽ Vũng Áng-Đà Nẵng, đường dây 220kV mạch kép Ninh Phước-500kV Thuận Nam, đường dây 220kV Pleiku 2-KrongBuk mạch 2, đường dây 220kV đấu nối Nhà máy nhiệt điện An Khánh-Bắc Giang vào hệ thống điện quốc gia, Nâng công suất TBA 500kV Pleiku 2 ....
Đồng thời thẩm tra, trình duyệt thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán-thiết kế bản vẽ thi công-dự toán 13 dự án; trong đó có các dự án TBA 500kV Thanh Hóa, đường dây 500kV Nhiệt điện Quảng Trị-Quảng Trị, đường dây 220kV Krông Pa-Chư Sê, đường dây 500kV Tua bin khí miền Trung-Dốc Sỏi, TBA 220kV Krông Pa, TBA 220kV Nhơn Hội và đường dây đấu nối Phước An-Nhơn Hội, đường dây 220kV Hải Châu-Ngũ Hành Sơn, đường dây 500kV Quỳnh Lập-Thanh Hóa, TBA 500kV Krong Buk và đấu nối....
Mặt khác có 14 dự án được CPMB chuyển qua năm 2022 như: TBA 500kV Thanh Hóa, đường dây 500kV nhiệt điện Quảng Trị-Quảng Trị, đường dây 220kV Hải Châu-Ngũ Hành Sơn, đường dây 500kV nhiệt điện Quỳnh Lập-Thanh Hoá, đường dây 500kV Vũng Áng-Rẽ Hà Tĩnh-Đà Nẵng máy 3, 4; đường dây 500kV Tua bin khí miền Trung-Dốc Sỏi; ĐZ 500kV mạch kép Thuận Nam-Chơn Thành, Sân phân phối 500kV/220kV Trung tâm điện lực Dung Quất....
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc CPMB cho biết, năm 2021 tiếp tục là năm tăng cường thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) liên quan đến việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đặc biệt là tính tuân thủ trong đầu tư xây dựng đã được CPMB tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Trong lựa chọn thầu, quản lý hợp đồng, triển khai thực hiện hợp đồng, quyết toán... đã được CPMB tuân thủ các quy định; tập trung giải trình dứt điểm với các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, không để xảy ra sai sót, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư.
Đánh giá về những nguyên nhân làm hạn chế quá trình thực hiện các dự án đầu tư của CPMB, ông Nguyễn Đức Tuyển cho rằng nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh COVID-19 nên việc thi công, cung cấp vật tư thiết bị (VTTB) bị ảnh hưởng lớn.
Do phải thực hiện cách ly phòng chống dịch bệnh, các nhà thầu xây lắp, tư vấn, cung cấp VTTB không thể trực tiếp làm hồ sơ nghiệm thu, lập phiếu giá thanh toán với các đơn vị và CPMB, dẫn đến khối lượng thực hiện và giải ngân thấp, đặc biệt đối với dự án đường dây 500kV mạch 3.
Về phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán, theo ông Tuyển đa số dự án dự kiến phê duyệt chậm so với tiến độ nên không giải ngân được chi phí thiết kế, làm giảm giá trị giải ngân theo kế hoạch. Các dự án khởi công cũng chậm so với kế hoạch giao nên không thể tạm ứng, thanh toán theo dự kiến, nhất là các dự án liên quan đến rừng và điều chỉnh quy hoạch.
Mặt khác các dự án đóng điện thực hiện chậm so với tiến độ do vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các gói thầu. Các dự án chậm đóng điện, chậm xử lý tồn tại nên cũng không thể quyết toán theo kế hoạch, do đó các khối lượng còn lại không thể giải ngân.
Trên thực tế có 3 dự án không đáp ứng kế hoạch khởi công năm 2021 nên CPMB đã đề nghị điều chỉnh sang kế hoạch năm 2022, ngoài nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, CPMB cho biết còn có nguyên nhân chủ quan là đường dây 220kV Thạnh Mỹ-Duy Xuyên tuy đã duyệt dự án đầu tư tháng 11/2020 và ký hợp đồng tư vấn lập thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán tháng 4/2021.
Nhưng ngay sau đó dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên cả nước từ tháng 4 đến tháng 9/2021, đơn vị tư vấn không thể tiến hành khảo sát tại hiện trường cũng như khó khăn trong thỏa thuận với địa phương. Đến ngày 11/10/2021, CPMB mới trình Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế kỹ thuật, dự toán) dự án.
Hiện nay, tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ dự án do phải điều chỉnh tuyến qua huyện Đại Lộc-tỉnh Quảng Nam và phải điều chỉnh đoạn tuyến đầu TBA 500kV Thạnh Mỹ do vướng đấu nối các ngăn xuất tuyến 500/220kV các dự án mua điện từ Lào.
Với đường dây 220kV mạch 2 Quảng Ngãi-Phước An, bao gồm treo dây còn lại của mạch 1 đoạn Phước An-Phù Mỹ-Quảng Ngãi, gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và hồ sơ mời thầu (giai đoạn 2) ký hợp đồng ngày 01/9/2021.
Ngày 08/10/2021, CPMB trình EVNNPT Thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng Dự án. Ngày 16/11/2021, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật-dự toán dự án. Hiện nay tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ dự án.
Riêng TBA 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, EVNNPT phê duyệt dự án đầu tư ngày 27/5/2021, gói thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, dự toán ký hợp đồng ngày 11/8/2021.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên đơn vị tư vấn phải làm việc với địa phương để làm các thủ tục xin phép được vào địa phương và phải cách ly theo quy định nên đến ngày 10/10/2021 đơn vị tư vấn mới hoàn thành và bàn giao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán của dự án. Hiện nay tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ dự án theo ý kiến thẩm định của EVNNPT.
Với 9 dự án không đóng điện được trong năm 2021, CPMB kiến nghị điều chỉnh sang kế hoạch năm 2022 cũng có nguyên nhân chính chậm BTGPMB như: TBA 500kV Chơn Thành và đấu nối (nhánh rẽ 220kV), phần đường dây ngành rẽ 220kV đang còn nhiều vướng mắc trong BTGPMB (mới bàn giao mặt bằng móng được 24/29 vị trí, phần hành lang tuyến còn 32/99 hộ chưa kiểm kê), đồng thời địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày 12/7/2021 nên không triển khai giải quyết các vướng mắc, không tiếp xúc hộ dân, không kiểm tra hiện trường do đó việc BTGPMB, thi công của dự án bị ảnh hưởng lớn làm chậm tiến độ dự án.
Với TBA 220kV Chư Sê và đấu nối, mặc dù dự án ký hợp đồng gói thầu xây lắp tháng 12/2019, nhưng do vướng mắc trong BTGPMB nên đến tháng 3/2021 mới phát lệnh khởi công. Sau khi khởi công, dịch COVID-19 bùng phát mạnh nên UBND tỉnh Gia Lai có các văn bản chỉ đạo thực hiện theo Chỉ thị 15 của Chính phủ, do đó việc thi công đều bị ảnh hưởng. Hiện nay, gói thầu xây lắp phải chấm dứt hợp đồng để đấu thầu lại nên dự án không thể hoàn thành theo tiến độ được giao.
Tại đường dây 220kV Bắc Giang-Lạng Sơn, từ khoảng tháng 5-9/2021 địa bàn tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn bùng phát dịch COVID-19 nên các địa phương áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện các thủ tục và giải quyết vướng mắc trong BTGPMB, thi công và cung cấp VTTB, tiến độ hoàn thành dự án. Mặt khác, nhà thầu thi công dự án có trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh nên thời gian từ tháng 6-9/2021 không thể điều động nhân lực để điều hành và thi công dự án.
Dự án đường dây 220kV Nha Trang-Tháp Chàm mới bàn giao được 123/176 vị trí móng và 70/173 khoảng cột phần hành lang tuyến. Từ tháng 4/2021 các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 nên BTGPMB, nhất là các thủ tục liên quan đến thông qua chủ trương chuyển đổi đất rừng không thể triển khai các bước tiếp theo. Đối với 56 vị trí xin chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tháng 6/2021 (tỉnh Ninh Thuận) và tháng 11/2021 (tỉnh Khánh Hòa) Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt chủ trương, mặt khác phải trình lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu của đoạn tuyến trên để tổ chức đấu thầu lại .
Dự án đường dây 220kV Chơn Thành-Bến Cát hiện mới vận động bàn giao được 36/556 vị trí móng, phần hành lang tuyến mới kê kiểm được toàn bộ 52 hộ và 5 tổ chức. Dự án vướng mắc về chủ trương hỗ trợ đất hành lang phần chồng lấn giữa các đường dây 220kV Tân Định-Bình Long và đường dây 110kV Lộc Ninh-Bến Cát, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tại Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh nên các địa phương chưa sắp xếp được lịch họp để giải quyết.
Tại dự án TBA 220kV Duy Xuyên và đấu nối đã bàn giao mặt bằng tháng 6/2021. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, các địa phương thực hiện các biện pháp phòng dịch theo Chỉ thị 16, việc di chuyển bằng phương tiện công cộng, lưu trú, sinh hoạt, ăn uống tại công trường khó khăn, địa phương phải bắt buộc có kết quả xét nghiệm COVID-19 mới cho vào. Do vậy, việc triển khai thi công dự án trong thời gian qua có những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.
Đường dây 220kV Krông Buk-Nha Trang mạch 2 cũng mới vận động bàn giao được 265/393 vị trí móng và mới kê kiểm 195/393 khoảng cột phần hành lang tuyến. Tại thời điểm từ tháng 5-9/2021, dịch bệnh COVID-19 gia tăng tại các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận,… nên các tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch; trong đó có những biện pháp như cách ly, hạn chế việc đi lại đối với người đến từ vùng có dịch rất khó khăn trong việc triển khai BTGPMB và thi công Dự án.
Ngoài ra với đường dây 500kV Quảng Trạch-Vũng Áng và sân phân phối 500kV Trung tâm điện lực Quảng Trạch, đường dây 500kV Quảng Trạch-Dốc Sỏi còn 19 khoảng néo chưa hoàn thành bàn giao mặt bằng do vướng mắc trong BTGPMB./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
CPMB chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả điều hành, quản lý dự án
09:07' - 08/07/2021
Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung đang tập trung triển khai chiến lược chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản lý dự án, nhất là trong đấu thầu, giám sát tiến độ các dự án.
-
Chuyển động DN
Mỗi công trình truyền tải là một dấu ấn của CPMB
09:06' - 06/07/2021
Trong suốt 33 năm qua, CPMB đã hoàn thành 11.143 km đường dây và tổng dung lượng máy biến áp 26.060 MVA, với tổng giá trị đầu tư 49.705 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.