WADA cập nhật hướng dẫn về COVID-19
Thảo bản hướng dẫn được nhất trí sau cuộc họp trực tuyến giữa các chuyên gia của WADA và đại diện Nhóm Cố vấn các tổ chức chống doping quốc gia (NADOs), theo đó cung cấp cho các chuyên gia những hướng dẫn cụ thể nhằm thúc đẩy các chiến lược và kế hoạch kiểm soát hiệu quả doping.
WADA hiện giám sát tình hình dựa trên các thông tin do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nguồn tin cậy khác cung cấp. Phần lớn các nước hiện đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt tại chỗ, bao gồm đóng cửa biên giới, cách ly và tự cách ly, hủy các chuyến bay, kiểm soát chặt hoạt động di chuyển...
Kết quả là nhiều sự kiện thể thao đã bị hoãn hoặc hủy. Điều này buộc WADA và các đối tác của mình phải có những điều chỉnh trong hoạt động hằng ngày thông qua thiết lập các kênh làm việc từ xa, và trong nhiều trường hợp nhiều chuyên gia của Các Tổ chức chống doping (ADOs) phải tạm dừng hoặc giảm các chương trình kiểm soát doping (bao gồm xét nghiệm và các hoạt động khác).
Bản hướng dẫn nêu rõ ADOs cần tiếp tục thu thập thông tin của các vận động viên trong mọi môn thể thao để giám sát việc di chuyển của họ trong thời gian dịch bệnh COVID-19 hoành hành này. Điều này là rất hữu ích nếu vận động viên ra nước ngoài tập huấn hoặc đi du lịch.
Văn bản trên cũng khuyến cáo ADOs rằng nếu tiếp tục duy trì chương trình xét nghiệm thử doping, điều cần làm là triển khai mạnh các biện pháp tại chỗ, phù hợp với những lưu ý của giới chức y tế sở tại để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho vận động viên, nhân viên thu thập mẫu thử doping và các cá nhân liên quan khác.
Trong trường hợp không thể kéo dài chương trình thử doping, ADOs cần điều chỉnh các chương trình của mình một cách linh hoạt và giám sát tình hình tại chỗ.
Chủ tịch WADA, ông Witold Banka nói: "Thế giới thể thao đang đối mặt với một tình huống chưa từng có tiền lệ. Dịch COVID-19 đã buộc các cơ quan chống doping, bao gồm cả WADA, phải thay đổi các hoạt động thường nhật. Đây là tình huống khẩn cấp toàn cầu và ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo sức khỏe cộng đồng, an toàn và đề cao trách nhiệm xã hội."
WADA cho biết sẽ tiếp tục cập nhật các chỉ dẫn của mình về cách thức đối phó với dịch bệnh COVID-19 phù hợp với diễn tiến của dịch./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
GDP của Đức có thể tạm thời giảm 6% vì dịch COVID-19
16:27' - 21/03/2020
Viện nghiên cứu việc làm (IEB) ngày 20/3 nhận định Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ tạm thời giảm 6% do sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Tài chính
IMF: Tác động của dịch COVID-19 đến kinh tế toàn cầu là "khá nghiêm trọng"
15:17' - 21/03/2020
Theo người đứng đầu bộ phận đánh giá và chính sách chiến lược của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Martin Muehleisen, tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là "khá nghiêm trọng".
-
Kinh tế Việt Nam
Vinamilk "Tiếp dinh dưỡng" để cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19
14:34' - 21/03/2020
Công tác phòng chống dịch COVID-19 là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; trong đó, ngành y tế là đơn vị thường trực, đứng đầu để “chiến đấu” với dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sẵn sàng giải ngân 2,3 tỷ USD hỗ trợ người dân chống dịch COVID-19
14:21' - 21/03/2020
Chính phủ Indonesia tuyên bố sẵn sàng giải ngân 38.000 tỷ rupiah (2,3 tỷ USD) cho các chương trình an sinh xã hội, nhằm giúp khoảng 70 triệu người dân ứng phó với các tác động tài chính của COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19
13:38' - 21/03/2020
Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada đang huy động các nhà sản xuất trong nước đẩy mạnh sản xuất máy thở, mặt nạ y tế và các vật tư y tế thiết yếu khác để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.