WB: Đại dịch COVID-19 có thể đẩy 115 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực
Trong báo cáo mới nhất, WB cho biết đại dịch và tình trạng suy thoái kinh tế có thể đẩy thêm 1,4% dân số thế giới rơi vào cảnh nghèo đói, tức khoảng 88-115 triệu, trong đó riêng vùng Nam sa mạc Sahara châu Phi chiếm khoảng 40 triệu người.
Nếu không bị tác động của dịch, tỷ lệ nghèo đói dự báo giảm còn 7,9%, song hiện con số này đã lên mức 9,4%. Cứ theo cái đà này, trong năm 2021 sẽ có khoảng 150 triệu người phải sống dưới mức nghèo đói, ít hơn 1,9 USD mỗi ngày.
Đây là sự đảo ngược những tiến bộ đạt được sau hàng thập kỷ nỗ lực giảm nghèo của thế giới. Đáng lo ngại hơn khi có tới 40% người nghèo đang phải đối mặt với cả kinh tế khó khăn lẫn xung đột.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người nghèo cùng cực ở khu vực đô thị đang gia tăng, đe dọa các chương trình hỗ trợ hiện nay vốn được thiết kế cho người dân vùng nông thôn.
Giám đốc WB David Malpass cho rằng để đảo ngược sự tụt lùi nghiêm trọng trong nỗ lực giảm nghèo, các quốc gia cần chuẩn bị cho nền kinh tế hậu COVID-19, bằng cách đưa các nguồn vốn, lao động, kỹ năng và sự đổi mới vào trong các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế mới.
Sự phản ứng chính sách cũng cần phải tương xứng với tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, bao gồm việc hiện đại hóa giáo dục, học tập trực tuyến, triển khai công nghệ mới để mở rộng phạm vi các chương trình bảo trợ xã hội.
Trong một diễn biến khác, ngày 8/10, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và WB công bố báo cáo chung, cho biết mỗi năm có khoảng 2 triệu ca tử vong khi sinh ra; đồng thời cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể thêm 200.000 ca tử vong vào con số kinh hoàng này do khoảng 50% dịch vụ y tế ở các nước có thu nhập thấp và trung bình bị ảnh hưởng của dịch bênh.
Mark Hereward, Phó Giám đốc phụ trách dữ liệu và phân tích của (UNICEF) cho biết trẻ em ở nhiều nước chịu tác động của đại dịch ngay cả khi người mẹ không mắc bệnh.
Nguyên nhân là do suy thoái toàn cầu làm gia tăng sự nghèo khó, ảnh hưởng đến các dịch vụ y tế, đồng thời khiến các nhân viên y tế và cả người dân đều e sợ đến phòng khám. Ông cảnh báo nếu không có hành động khẩn cấp, thế giới sẽ có thêm 30 triệu ca tử vong trong khi sinh vào năm 2030.
Trong khi đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các nước cần nhanh chóng tăng cường các nỗ lực chăm sóc y tế trên diện rộng để đối phó đại dịch COVID-19.
Theo ông Guterres, thế giới cần phải rút ra những bài học đau đớn từ cuộc khủng hoảng này, một trong số đó là y tế chưa được đầu tư có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế và xã hội.
Đại dịch đã khiến hơn 1 triệu người tử vong, điều đó chứng tỏ thế giới cần có hành động khẩn cấp hơn, cần có ngay sự bao phủ y tế rộng khắp.
TTK LHQ cho rằng mọi cá nhân và cộng đồng cần nhận được các dịch vụ y tế cần thiết mà không phải chịu những khó khăn tài chính quá mức, dịch vụ y tế cần được cung cấp bất chấp gánh nặng về kinh phí.
Đây là một thách thức trong bối cảnh kinh tế suy thoái, song đại dịch COVID-19 đã cho thấy rằng việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
WB đánh giá về số lượng người nghèo đói cùng cực
08:51' - 10/06/2020
Theo WB, số người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực có thể tăng trong năm nay từ 70 triệu người lên 100 triệu người do tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch WB: Dịch COVID sẽ đẩy 60 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực
10:18' - 20/05/2020
Ngày 19/5, Chủ tịch WB David Malpass cảnh báo dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể đẩy 60 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực, xóa bỏ mọi thành quả đạt được trong hơn 3 năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mexico có khả năng chiếm được thị phần năng lượng từ Nga?
08:20'
Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), trong tháng 3 và 4/2022, nhập khẩu dầu nhiên liệu của Mỹ từ Mỹ Latinh đã đạt trung bình 200.000 thùng/ngày, tăng 49% so với 12 tháng trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
EU khẳng định không thay đổi lập trường về đàm phán hậu Brexit
13:22' - 20/05/2022
EU sẽ không đưa ra chỉ thị mới đàm phán lại các quy định thương mại hậu Brexit liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức cam kết viện trợ không hoàn lại 1 tỷ euro cho Ukraine
09:06' - 20/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 19/5 công bố nước này sẽ đóng góp 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho Chính phủ Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
EU thúc đẩy thành lập Cộng đồng địa chính trị châu Âu
09:33' - 19/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/5 thông báo khối này sẽ nỗ lực thành lập "Cộng đồng địa chính trị châu Âu" để chuẩn bị cho sự hội nhập của các ứng cử viên gia nhập EU.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy cảnh báo rủi ro từ việc không tiêm vaccine
09:00' - 19/05/2022
Ngày 18/5, Bộ Y tế Italy đã gửi văn bản đến chính quyền các địa phương, yêu cầu hành động để nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed muốn tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại
10:30' - 18/05/2022
Nến kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập niên, khiến Fed phải nỗ lực kiểm soát sức ép giá cả.
-
Ý kiến và Bình luận
Hãng thông tấn Malaysia đánh giá tích cực trang thông tin của TTXVN
10:12' - 18/05/2022
TTXVN đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luôn nỗ lực truyền tải nội dung thông tin nhanh chóng, đầy đủ và đa dạng trên trang web.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan lo ngại về tình trạng giá nội địa tăng
08:45' - 18/05/2022
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về triển vọng xuất hàng trong quý II/2022, do giá nội địa tăng mạnh có thể khiến các nhà nhập khẩu ngừng mua gạo của nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách “không COVID” của Trung Quốc sẽ kìm hãm đà phục hồi của ngành hàng không châu Á
17:32' - 17/05/2022
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 17/5 cảnh báo chính sách “Không COVID” của Trung Quốc sẽ kìm hãm đà phục hồi hoàn toàn của du lịch hàng không tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.