WB: Đại dịch COVID-19 khiến các nước thu nhập thấp "chìm" trong nợ nần
Ngày 13/10, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết đại dịch COVID-19 đang khiến các nước thu nhập thấp dấn sâu hơn vào cảnh nghèo đói và nợ nần, nhấn mạnh đây là "sự đảo ngược bi kịch" trong phát triển.
Phát biểu tại cuộc họp báo trong khuôn khổ Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), tại Washington, Mỹ, Chủ tịch Malpass cho biết đại dịch đã khiến thêm hơn 100 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực, làm thụt lùi nỗ lực chống đói nghèo thêm vài năm, đặc biệt đối với một số nước là cả một thập kỷ. Theo ông Malpass, sự bất bình đẳng giữa các nhóm quốc gia đang gia tăng, bằng chứng là thu nhập bình quân đầu người ở các nước phát triển tăng gần 5% vào năm 2021, trong khi mức này ở các nước thu nhập thấp là 0,5%.Các nước đang phát triển phải đối mặt với lạm phát tăng cao, cơ hội việc làm thấp, sự thiếu hụt trong các lĩnh vực thiết yếu như lương thực, điện, nước và việc các nhà máy và cảng ngừng hoạt động cùng với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và logistics.
Ông Malpass cho hay, đại dịch và sự gián đoạn kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống của phụ nữ, trẻ em và nhóm người dễ bị tổn thương, đồng thời cho rằng cần có một hệ thống tài chính quốc tế phù hợp để giúp người dân ở các nước nghèo nhất có được cơ hội việc làm, qua đó mới giảm được đói nghèo. Theo ông Malpass, nợ công cũng đang là thách thức của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước nghèo. Trong bảng Thống kê Nợ quốc tế công bố ngày 11/10, WB ước tính nợ công ở những quốc gia thu nhập thấp đã tăng 12% so với con số kỷ lục 860 tỷ USD vào năm 2020.Báo cáo cũng lưu ý rằng từ trước đại dịch, các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình vốn đã trong tình trạng không ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ công và nợ nước ngoài ở ngưỡng cao. Khoản nợ của nhóm các nước thu nhập thấp và trung bình đã tăng 5,3% trong năm 2020, lên mức 8.700 tỷ USD.
Để ứng phó với nguy cơ nợ tăng cao ở các nước này, ông Malpass khuyến nghị một hướng tiếp cận toàn diện, bao gồm giãn nợ, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và tăng tính minh bạch nhằm đạt được tiến bộ trong vấn đề này.Trong 15 tháng kể từ tháng 1/2020, tổ chức cho vay đa phương đã cam kết tài trợ 157 tỷ USD hỗ trợ các quốc gia có nhu cầu và một phần trong số đó là viện trợ không hoàn lại./.
- Từ khóa :
- WB
- Đại dịch COVID-19
- các nước thu nhập thấp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU tài trợ các nước thu nhập thấp thêm 200 triệu liều vaccine
19:58' - 15/09/2021
Chủ tịch EC nhấn mạnh tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cần phải được đẩy nhanh trên toàn cầu để có thể ngăn chặn bùng phát một đại dịch ở những người không tiêm chủng.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF thông qua cải cách chính sách để hỗ trợ các nước thu nhập thấp
08:42' - 27/07/2021
Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua loạt cải cách chính sách với các cơ sở cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi của các nước thu nhập thấp (LIC) từ đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Canada góp 100 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho các nước thu nhập thấp
09:19' - 12/06/2021
Trong một phát biểu ngày 11/6, ông Ralph Goodale, Cao ủy Canada tại Vương quốc Anh cho biết, Canada sẽ đóng góp 100 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15'
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.