WB đánh giá tác động của RCEP đối với Việt Nam
Theo các chuyên gia WB, Việt Nam có thể là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP.
Thỏa thuận về việc thành lập khu thương mại tự do lớn nhất thế giới này đã được ký kết tại Hà Nội tháng 11/2021 và có hiệu lực ngày 1/1/2022. RCEP bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. 15 quốc gia này chiếm gần 1/3 tổng GDP, cũng như dân số toàn cầu và 1/4 thương mại hàng hóa toàn cầu.
Trong báo cáo mới này, các chuyên gia của WB đưa ra 4 kịch bản cho các hoạt động của RCEP. Trong đó, kịch bản thứ nhất là giai đoạn bắt đầu và kịch bản thứ tư được đánh giá là lạc quan nhất.
Theo kịch bản thứ nhất, trong giai đoạn năm 2020-2035, Việt Nam sẽ giảm mức áp thuế nhập khẩu trung bình từ 0,8% xuống 0,2%, trong khi được hưởng mức thuế xuất khẩu giảm từ 0,6% xuống 0,1%. Theo kịch bản này, tăng trưởng thu nhập của Việt Nam gần bằng 0 và xuất-nhập khẩu thậm chí còn giảm.
Kịch bản thứ 4 là kịch bản lạc quan nhất, khi tận dụng được mọi lợi ích, Việt Nam sẽ có mức thu nhập cao nhất trong số các nước thành viên RCEP. Mức thu nhập của Việt Nam tăng 4,9% so với ngưỡng cơ bản, cao hơn các nước khác có thu nhập tăng chỉ khoảng 2,5%. Tất cả các nước thành viên RCEP đều sẽ chứng kiến xuất-nhập khẩu tăng, trong đó Việt Nam dự kiến đạt mức tăng xuất khẩu cao nhất với 11,4%, đặc biệt là xuất khẩu thiết bị điện, máy móc, hàng dệt và quần áo. Tương tự, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng đáng kể, ở mức 9,2%.
Một yếu tố quan trọng là quy tắc xuất xứ của hàng hóa được sử dụng để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do (FTA). Doanh nghiệp sẽ có thể sản xuất các sản phẩm của mình bằng cách nhận nguyên liệu thô từ các nước thành viên RCEP và bán chúng cho các thành viên RCEP với mức thuế giảm và chi phí thấp hơn.
Báo cáo dự đoán tăng lương cho lao động Việt Nam sẽ nhanh hơn so với các thành viên khác, cũng như sự gia tăng tầng lớp trung lưu. Báo cáo của WB cho biết thêm việc đơn giản hóa các thủ tục như hải quan và quy tắc xuất xứ sẽ giúp giảm bớt tình trạng quan liêu, cho phép nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia.
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề chính của Việt Nam là ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh cao không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, mà còn trong lĩnh vực dịch vụ.
Giáo sư Vladimir Mazyrin - chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, đồng thời là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (IFES) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS), cho rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi nhiều nhất và có nhiều tiềm năng để tăng sản xuất và ngoại thương, tái cơ cấu nền kinh tế để quốc gia này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Việt Nam đã sẵn sàng và có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ này, với những kinh nghiệm của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và trong một số lượng lớn các FTA./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WB nêu bật những cơ hội và thách thức của Hiệp định RCEP đối với Việt Nam
18:32' - 15/04/2022
Theo kịch bản lạc quan nhất, khi tận dụng được mọi lợi ích, Việt Nam sẽ có mức thu nhập cao nhất trong số các nước thành viên RCEP.
-
Phân tích - Dự báo
G20 và RCEP - "chìa khóa" thúc đẩy sự phục hồi và phát triển toàn cầu hậu COVID-19
05:30' - 31/03/2022
Các tác giả cho rằng cách tốt nhất để chống lại xu hướng phi toàn cầu hóa là củng cố những kiến trúc hiện có của thương mại toàn cầu và gia tăng hợp tác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.