WB khuyến nghị Việt Nam kéo dài chính sách hỗ trợ kinh tế sang năm 2024
Ngày 18/12, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11/2023, trong đó khuyến nghị các cơ quan chức năng cần xem xét gia hạn chương trình hỗ trợ kinh tế sang năm 2024 để cho phép các khoản đầu tư theo kế hoạch được thực hiện đầy đủ, hỗ trợ tổng cầu.
FDI, lạm phát có tín hiệu tốt
Các chuyên gia WB đánh giá cam kết FDI lũy kế trong 11 tháng năm 2023 tiếp tục tăng, đạt 28,8 tỷ USD, cao hơn 14,8% so với cùng kỳ năm 2022 bất chấp những bất ổn toàn cầu, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn khoảng 10% so với mức trước COVID-19.
Sản xuất chiếm hơn 60% số vốn cam kết đăng ký mới và góp vốn bổ sung. Mặt khác, bất động sản chỉ chiếm 3,5% vốn đăng ký trong 11 tháng năm 2023 so với 16,7% cùng kỳ năm 2022, phản ánh tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản trong nước. Tính đến cuối tháng 11, vốn FDI giải ngân đạt 20,3 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn ổn định ở mức 3,5% vào tháng 11 năm 2023 so với 3,6% vào tháng 10, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách đặt ra cho năm 2023 (4,5%). Động lực chính gây ra lạm phát CPI vẫn là lương thực và nhà ở, đóng góp lần lượt 1,1 và 0,9 điểm phần trăm vào CPI tháng 11.
Sự gia tăng trở lại gần đây của chi phí vận tải - vốn bị ảnh hưởng bởi giá dầu và khí đốt trong nước tăng từ tháng Tám đến tháng Mười - đã bắt đầu giảm dần vào tháng 11. Trong khi đó, lạm phát cơ bản tiếp tục giảm tốc, đứng ở mức 3,2% so cùng kỳ vào tháng 11 năm 2023, so với 3,4% vào tháng Mười, do ảnh hưởng vòng hai của cú sốc giá dầu tháng 3/2022 tiếp tục giảm dần.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục cải thiện nhưng vẫn chậm
Theo WB, tháng 11/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam tăng 2,7%, do tăng sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dệt may, đồ nội thất, điện tử, thiết bị điện… Sản xuất sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa như thực phẩm và đồ uống cũng tăng lần lượt 2,0% và 5,2%. Những sự mở rộng này phản ánh mức tiêu dùng trong nước tương đối linh hoạt và sự phục hồi liên tục của nhu cầu bên ngoài.
Tuy nhiên, triển vọng vẫn mờ nhạt khi chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tiếp tục ở mức suy giảm trong tháng 11 (47,3 - thấp nhất kể từ tháng 5/2023) so với 49,6 và 49,7 lần lượt trong tháng Mười và tháng Chín.
Chuyên gia WB cho biết thêm, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tiếp tục được cải thiện nhằm đáp ứng sự phục hồi nhu cầu bên ngoài, tăng lần lượt 6,7% và 5,1% so cùng kỳ. Xuất khẩu tăng trong tháng 11 là do tăng trưởng doanh số xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chính (gạo, cà phê, trái cây và rau quả), điện tử (20,2%), máy móc (5%), giày và sản phẩm da (10,9%) và đồ nội thất (23,6).
Sự tăng trưởng trong nhập khẩu có liên quan chặt chẽ với sự phục hồi của xuất khẩu, do đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu chiếm 94% tổng lượng nhập khẩu. Bất chấp những cải thiện này, xuất khẩu hàng tháng vẫn giảm 1,4% trong tháng 11, so với mức tăng 1,42% (m/m, SA) trong tháng 10, cho thấy sự phục hồi còn khá mong manh. Xuất khẩu và nhập khẩu lũy kế 11 tháng năm 2023 vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2022, giảm lần lượt 5,9% và 10,7% so cùng kỳ.
Cũng theo phân tích của WB, tháng 11, tăng trưởng doanh số bán lẻ của nền kinh tế Việt Nam đã chững lại và tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn mức trước đại dịch. Cầu thị trường vẫn chưa cải thiện mạnh.
Ngoài ra, tín dụng tăng trưởng nhẹ trong tháng 11, tăng ở mức 10,3% so cùng kỳ năm trước nhưng con số này vẫn thấp hơn so mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt ra (14%-15%).
Tăng trưởng tín dụng chậm là do đầu tư tư nhân và niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục suy yếu, một phần liên quan đến tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản, vốn chiếm khoảng 21,6% dư nợ tín dụng vào năm 2022. Trong bối cảnh thị trường tín dụng trì trệ, Ngân hàng Nhà nước trong tuần cuối tháng 11 đã quyết định tái phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của họ từ đầu năm đến nay.
Vì vậy, chuyên gia WB khuyến nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cần xem xét để gia hạn Chương trình phục hồi, hỗ trợ phát triển sang năm 2024 nhằm đảm bảo hiệu quả của việc thực thi chính sách, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô.
Cũng theo chuyên gia WB, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, những điểm yếu của khu vực tài chính đòi hỏi phải tiếp tục cảnh giác đồng thời nỗ lực khôi phục niềm tin và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản sẽ là chìa khóa hỗ trợ ổn định kinh tế trong ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
- Từ khóa :
- WB
- Việt Nam
- kinh tế Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam vẫn thực hiện “tròn vai” đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
11:57' - 17/12/2023
Với vị thế quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu, nhất là lúa gạo, Việt Nam vẫn thực hiện “tròn vai” đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng trưởng xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sự khác biệt cho lúa gạo Việt Nam
08:12' - 16/12/2023
Đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất lúa gạo đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra cho ngành hàng này nhiều năm qua.
-
Ô tô xe máy
Việt Nam nhập khẩu ô tô từ những thị trường nào?
11:31' - 15/12/2023
11 tháng qua, Việt Nam chi hơn 2,6 tỷ USD để nhập khẩu 111.278 chiếc ô tô, giảm 26,6% về lượng và giảm 22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Belarus
20:32'
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 11-12/5/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng làm cửa ngõ cho hàng hóa Thụy Điển vào ASEAN
20:30'
Chiều 12/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Benjamin Dousa, Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Giảm thủ tục hành chính trong quản lý tài nguyên khoáng sản
20:24'
Ngày 12/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với 25 tỉnh, thành phố về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko
20:15'
Ngày 12/5, tại thủ đô Minsk, ngay sau lễ đón trọng thể tại Cung Độc lập, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Belarus thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
19:17'
Chiều 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã phát biểu với báo chí về kết quả hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện mô hình tòa án 3 cấp, tinh gọn, hiệu quả, gần dân
18:54'
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, chiều 12/5/2025, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật
-
Kinh tế Việt Nam
Lối ra nào cho bài toán nhân lực chất lượng cao ở hợp tác xã?
18:48'
Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng. Tuy nhiên, việc hút nhân lực chất lượng cao cho HTX vẫn gặp khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất không quy định cứng số lượng thành viên Ủy ban bầu cử ở cấp xã
18:23'
Đại biểu đề nghị, nghiên cứu đối với những xã đông dân cư, diện tích rộng có thể tăng số lượng thành viên Ủy ban bầu cử cấp xã từ 11 - 19 thành viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam - Belarus
17:59'
Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam -Belarus.