WB: Sự phục hồi kinh tế Nam Á sau đại dịch vẫn còn “bấp bênh”
Tuy vậy, đà phục hồi này vẫn còn khá mong manh và không đồng đều, với hầu hết các quốc gia hiện vẫn còn cách xa xu hướng phát triển trước đại dịch.
Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) được nêu ra trong báo cáo về Tiêu điểm kinh tế Nam Á mới nhất có tiêu đề "Xu hướng chuyển dịch: Sự phát triển được dẫn dắt bởi số hóa và dịch vụ".
Trong báo cáo cập nhật hai lần trong một năm, WB dự báo tăng trưởng kinh tế Nam Á sẽ đạt 7,1% trong năm 2021 và 2022.Mặc dù con số này cho thấy đà phục hồi mạnh mẽ từ sự suy yếu kinh tế khu vực này trong năm 2020, song nó lại diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia và các lĩnh vực.
WB dự báo tăng trường kinh tế Nam Á sẽ đạt mức trung bình 3,4% trong giai đoạn năm 2020-2023, thấp hơn ba điểm phần trăm so với giai đoạn bốn năm trước đại dịch.Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất Nam Á, dự kiến sẽ tăng trưởng 8,3% trong năm tài chính 2021-2022, được hỗ trợ bởi việc đẩy mạnh đầu tư công và các biện pháp khuyến khích sản xuất.
Tại Bangladesh, xuất khẩu và tiêu dùng tiếp tục phục hồi sẽ giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này đạt 6,4% trong năm tài chính 2021-2022.Còn tại Maldives, tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đạt 22,3% vào năm 2021, nhờ sự phục hồi của ngành du lịch.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Nam Á Hartwig Schafer cho biết, đại dịch đã có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế Nam Á.Trong tương lai, khu vực này sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ tiêm chủng, sự xuất hiện tiềm ẩn các biến thể mới của virus SARS-COV-2, cũng như bất kỳ sự chậm lại đáng kể nào trong đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ông Schafer nhấn mạnh, mặc dù sự phục hồi trong ngắn hạn là quan trọng, nhưng các nhà hoạch định chính sách Nam Á cũng nên nắm bắt cơ hội để giải quyết những thách thức sâu xa và theo đuổi một con đường tăng trưởng xanh, với khả năng chống chịu tốt và toàn diện.
Đại dịch COVID-19 đã để lại những “vết sẹo” lâu dài đối với nền kinh tế của khu vực, những tác động của nó có thể kéo dài đến quá trình phục hồi.Nhiều quốc gia đã đối mặt với tình trạng dòng vốn đầu tư giảm mạnh, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực hao hụt, cũng như mức nợ tăng đáng kể. Theo ước tính, đại dịch đã khiến 48 -59 triệu người ở Nam Á rơi vào cảnh nghèo đói trong năm 2021.
Báo cáo của WB lưu ý, khi các quốc gia vực dậy mạnh mẽ hơn, họ có thể xem xét lại các mô hình phát triển dài hạn của mình. Với sự xuất hiện của nhiều công nghệ kỹ thuật số mới, Nam Á có cơ hội chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng truyền thống dựa vào sản xuất và tận dụng tiềm năng của lĩnh vực dịch vụ./.- Từ khóa :
- kinh tế nam á
- covid 19
- world bank
- kinh tế ấn độ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
17:56' - 07/10/2021
Việt Nam ngày càng gia tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn.
-
Bất động sản
Bất động sản nhà ở Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á
11:16' - 30/09/2021
Savills nhận định, thị trường bất động sản nhà ở và bất động sản thương mại tại Việt Nam tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư nội và ngoại, được kỳ vọng còn nhiều dự địa phát triển.
-
Phân tích - Dự báo
Giải pháp nào cho khủng hoảng nguồn cung linh kiện ô tô ở khu vực Đông Nam Á?
05:30' - 29/09/2021
Bộ trưởng Kinh tế thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshi Kajiyama thể hiện sự quan ngại đối với việc “chuỗi cung ứng xuất hiện hiện tượng đứt gãy”, đặc biệt là trong ngành sản xuất ô tô thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.