Giải pháp nào cho khủng hoảng nguồn cung linh kiện ô tô ở khu vực Đông Nam Á?
Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Thương mại ASEAN-Nhật Bản lần thứ 27 được tổ chức trực tuyến, Bộ trưởng Kinh tế thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshi Kajiyama đã thể hiện sự quan ngại đối với việc “chuỗi cung ứng xuất hiện hiện tượng đứt gãy”.
Việc biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang hoành hành mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á đã buộc chính phủ một số nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thực hiện các biện pháp hạn chế sản xuất đối với ngành chế tạo, khiến nguồn cung của một số linh kiện ô tô bị thiếu hụt. Không ít nhà máy lắp ráp ô tô khắp nơi trên thế rơi vào tình trạng ngưng sản xuất. Chịu ảnh hưởng lớn nhất trong số này là Toyota, thương hiệu có doanh số bán hàng cao nhất năm 2020, với 9,53 triệu chiếc. Giữa tháng 7/2021, Toyota tuyên bố ngừng hoạt động một dây chuyền sản xuất của một nhà máy ở Nhật Bản, do nguồn cung linh kiện ở Đông Nam Á không đáp ứng được nhu cầu. Không lâu sau đó, nhà sản xuất này tiếp tục tuyên bố mở rộng quy mô ngừng hoạt động.Trong giai đoạn tháng 8-9/2021, tổng cộng có 27/28 dây chuyển sản xuất của 14 nhà máy lắp ráp ô tô ở Nhật Bản của Toyota ngừng hoạt động, khiến sản lượng ô tô giảm mạnh. Trước tình trạnh này, dự kiến sản lượng năm 2021 của Toyota sẽ giảm từ 9,3 triệu chiếc xuống còn 9 triệu chiếc trên phạm vi toàn cầu.Tương tự Toyota, các hãng sản xuất ô tô khác của Nhật Bản cũng lần lượt rơi vào trạng thái ngừng sản xuất sau mùa Xuân năm 2021. Sau tháng Ba, Honda bắt đầu ngưng sản xuất tại nhà máy Sayama. Tính đến tháng 6/2021, tập đoàn này đã tạm ngưng hoạt động đối với 4 dây chuyền sản xuất ở ba nhà máy trong nước. Nissan cũng điều chỉnh sản xuất đối với ba nhà máy trong nước giai đoạn tháng 3-4/2021.Tình trạng thiếu nguồn cung linh kiện khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ không những tác động đến những nhà sản xuất ô tô thông thường, mà còn gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô hạng nhẹ, xe tải và xe buýt công cộng.
Việc giảm sản lượng của những doanh nghiệp lắp rắp sau cùng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất này. Theo số liệu của Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Empire (Ecms), các công ty thuê ngoài của Toyota lên đến 41.427 cơ sở. Trong đó, các công ty ký hợp đồng sản xuất có 22.310 cơ sở.
Trong khi đó, nếu bao gồm các địa điểm sản xuất ở nước ngoài, thì mức độ ảnh hưởng sẽ lớn hơn. Không ít hãng ô tô, linh kiện ô tô coi Đông Nam Á là căn cứ sản xuất và xuất khẩu toàn cầu. Năm 2020, ASEAN xếp thứ tám thế giới về xuất khẩu linh kiện ô tô.
Xét theo nước xuất khẩu, Nhật Bản đứng đầu với thị phần 17,8%, tiếp đó là Mỹ 15,4% và Trung Quốc 10,2%. Bên cạnh đó, những linh kiện này còn xuất khẩu sang Nam Phi, Mexico và Argentina của Trung Nam Mỹ. Có thể thấy, cuộc khủng nguồn cung bùng phát ở Đông Nam Á đã lan rộng ra toàn cầu.
Trong số các hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản, Toyota đặc biệt nỗ lực xây dựng hệ thống sản xuất thay thế và nỗ lực “trực quan hóa dữ liệu” về mạng lưới cung cấp, để tạo ra mạng lưới cung cấp linh hoạt nhất. Dựa trên kinh nghiệm của trận động đất ở phía Đông Nhật Bản và lũ lụt ở Thái Lan năm 2011, năm 2013, Toyota đã thiết lập cơ sở dữ liệu mạng cung ứng RESCUE, có khả năng cung cấp dữ liệu giao dịch của khoảng 400.000 linh kiện ô tô các loại và 10 giao dịch nhiều nhất.
Trước đó, chỉ riêng việc nắm bắt chủng loại và số lượng linh kiện thiếu hụt đã mất thời gian mấy tháng. Thông qua RESCUE, người dùng có thể nắm vững và nghiên cứu đối sách chỉ trong một ngày. Mặc dù vậy, Toyota cũng không thể tránh khỏi cuộc khủng hoảng nguồn cung của Đông Nam Á lần này.
Sau mùa Xuân năm 2021, biến thể Delta bắt đầu hoành hành mạnh ở các nước Đông Nam Á, số người lây nhiễm ở những quốc gia vốn kiểm soát dịch rất tốt cũng tăng mạnh.
Trong khi đó, chính sách của một số nước trước đó chủ yếu là hạn chế đối với cá nhân, đồng thời duy trì ngành sản xuất để tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh lan rộng, một số quốc gia đã đưa ra các biện pháp hạn chế liên quan đến hoạt động sản xuất, khiến công suất của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô sụt giảm, dẫn đến cuộc khủng hoảng nguồn cung.
Cụ thể, Malaysia đã thực hiện các biện pháp phong tỏa vào tháng 6 năm nay, ngoại trừ các ngành công nghiệp được chính phủ coi là không thể thiếu, nước này đã hạn chế đáng kể các hoạt động sản xuất, bao gồm làm việc ở nhà máy. Trong lĩnh vực ô tô, tỷ lệ làm việc tối đa được phép chỉ 10%.
Khủng hoảng nguồn cung xuất phát từ Đông Nam Á đã làm bộc lộ những rủi ro sản xuất tập trung của khu vực này. Một hậu quả không mong muốn đó là nếu những điều này được xem như rủi ro, các công ty có thể lựa chọn tránh sản xuất ở những quốc gia này trong tương lai. Trước bối cảnh đó, các chính phủ nên có đối thoại trực tiếp với nhà đầu tư để tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau và khôi phục lòng tin./.
- Từ khóa :
- toyota
- nissan
- nhật bản
- ô tô nhật bản
- đông nam á
- linh kiện ô tô
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Nhiều địa phương của Mỹ kêu gọi siết qui định về khí thải xe ô tô
18:23' - 28/09/2021
Lãnh đạo chính quyền nhiều bang và thành phố lớn tại Mỹ mới đây đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hoàn tất các qui định về khí thải xe ô tô nghiêm ngặt hơn đáng kể so với đề xuất ban đầu.
-
Ô tô xe máy
Trung Quốc thúc đẩy ngành sản xuất ô tô giảm mạnh khí thải carbon
08:55' - 28/09/2021
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc có thể thay thế hệ thống tín dụng xanh với ô tô bằng chính sách mới tập trung hơn vào việc giảm lượng khí thải carbon.
-
Tài chính
Trung Quốc sẽ thay thế hệ thống tín dụng xanh với ô tô
15:05' - 27/09/2021
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc có thể thay thế hệ thống tín dụng xanh với ô tô bằng chính sách mới tập trung hơn vào việc giảm lượng khí thải carbon.
-
Ô tô xe máy
Không thể "xem nhẹ" nhiên liệu hydro trong ngành công nghiệp ô tô
07:44' - 25/09/2021
Nhiên liệu hydro là một vấn đề không thể "xem nhẹ" trong ngành công nghiệp ô tô là nhận định của một số hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới (Đức), gồm có BMW và Audi.
-
Ý kiến và Bình luận
IEEFA: Đông Nam Á cần ủng hộ ADB trong đóng cửa các nhà máy điện than
14:17' - 24/09/2021
Theo Viện phân tích tài chính và kinh tế học năng lượng (IEEFA), chính phủ các nước Đông Nam Á cần phải ủng hộ các kế hoạch xúc tiến của ADB trong việc đóng cửa các nhà máy điện than trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc mở rộng FTA với các đối tác ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh
17:54' - 14/09/2021
Nhằm giảm lệ thuộc vào các nền kinh tế lớn, ngày 14/9, Hàn Quốc thông báo kế hoạch tiến hành hoặc khởi động các cuộc đàm phán FTA với các đối tác thương mại ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm phát triển của các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á
05:30' - 14/09/2021
Chiến lược thu hút các quỹ đầu tư lớn ở ngoại quốc, sau đó từng bước thâm nhập vào thị trường địa phương tại đó đang được ngày càng nhiều các công ty non trẻ tận dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30'
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30'
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30' - 10/07/2025
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30' - 09/07/2025
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.