WHO cải tổ ngân sách để đảm bảo hoạt động hiệu quả
Việc cải tổ ngân sách của WHO nhằm tăng hiệu quả hoạt động tổ chức này, đảm bảo sự hỗ trợ và ứng phó linh hoạt với các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu trong tương lai. Sự thay đổi này sẽ mang lại cho WHO nguồn thu ổn định hơn và kiểm soát được phần lớn nguồn tài trợ thông qua trụ sở chính ở Geneva (Thụy Sĩ).
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định việc các quốc gia thành viên nhất trí cải tổ ngân sách WHO là thời khắc lịch sử và điều này sẽ làm thay đổi cách thức đóng góp tài chính cũng như cách thức hoạt động của cơ quan y tế thế giới.
Ông nhấn mạnh việc cải tổ sẽ tạo ra một nền tảng ngân sách bền vững và có thể dự đoán được, qua đó đảm bảo ngân sách cho chương trình dài hạn tại các quốc gia. Theo ông Tedros, đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của WHO và lý do thế giới cần một tổ chức y tế đa phương có ngân sách bền vững, được trao quyền và mạnh mẽ hơn.
Nguồn ngân sách của WHO chủ yếu phụ thuộc vào các khoản đóng góp tự nguyện của các chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân, vốn thường được dành cho các chương trình cụ thể. Vì vậy, hoạt động của tổ chức chưa thực sự không hiệu quả và thiếu sự linh hoạt trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng bất thường như đại dịch COVID-19, xung đột tại Ukraine...
Hiện nay, các quốc gia thành viên chuyển phần lớn số tiền đóng góp vào các dự án y tế ngắn hạn mà những nước này tự chọn, nhưng mức đóng góp không ổn định.
Theo kế hoạch cải tổ ngân sách, đến giai đoạn 2030-2031, tổng phí thành viên của các nước đóng cho WHO sẽ chiếm 50% ngân sách hằng năm của tổ chức này, qua đó tạo điều kiện cho WHO có ngân quỹ ổn định để hoạt động linh hoạt hơn. Đổi lại, WHO sẽ triển khai các cải cách hướng đến tăng cường tính minh bạch trong chi ngân sách và tuyển dụng.
Ngân sách được phê duyệt cho năm 2022-2023 của WHO ở mức 6,12 tỷ USD, tăng 5% so với mức 5,84 tỷ USD cho ngân sách năm 2020-2021.Theo số liệu mới nhất, các khoản đóng góp bắt buộc của các nước thành viên, vốn được tính dựa trên dân số và sự giàu có của mỗi quốc gia, chỉ ở mức 957 triệu USD, trong khi các khoản đóng góp tự nguyện cụ thể lên tới 3,7 tỷ USD.
Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO với 219 triệu USD, tiếp đến là Trung Quốc với 115 triệu USD, Nhật Bản là 82 triệu USD, Đức và Anh lần lượt là 58 triệu USD và 44 triệu USD./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Chưa cần tiêm đại trà vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ
11:26' - 24/05/2022
WHO cho rằng chưa cần tiêm đại trà vaccine để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ, khi các biện pháp, trong đó có vệ sinh tốt và tình dục an toàn, vẫn có thể khống chế được sự lây lan của dịch bệnh.
-
Đời sống
WHO: Không có bằng chứng virus đậu mùa khỉ đã biến đổi
08:11' - 24/05/2022
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy virus đậu mùa khỉ biến đổi, và nhấn mạnh rằng căn bệnh truyền nhiễm đặc hữu ở Tây và Trung Phi này không có xu hướng đột biến.
-
Kinh tế & Xã hội
WHO: Số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại châu Âu vượt 2 triệu ca
10:22' - 13/05/2022
Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 12/5 công bố báo cáo cho biết số ca tử vong do COVID-19 tại châu lục này đã vượt 2 triệu ca, lên 2.003.081 ca.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ thất nghiệp gia tăng do thuế quan của Mỹ đối với EU
08:07'
Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland, Mỹ rất có thể sẽ áp thuế đối với EU trong những tuần tới và điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất tới 80.000 việc làm tại Ireland trong trung hạn.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Australia cảnh báo "cú sốc địa chấn" từ chính sách của Mỹ
07:00'
Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Australia, ông Jim Chalmers cảnh báo rằng các chính sách mới của chính quyền Mỹ sẽ gây ra "cú sốc địa chấn" đối với nền kinh tế toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc cam kết mở cửa hợp tác quốc tế
22:05' - 23/03/2025
Ngày 23/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) cam kết tiếp tục mở cửa và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng trên toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Lý Cường: Quan hệ Trung - Mỹ tiến tới bước ngoặt quan trọng
22:03' - 23/03/2025
Trung Quốc và Mỹ cần lựa chọn đối thoại thay vì đối đầu và hợp tác cùng có lợi thay vì cạnh tranh trong một "trò chơi có tổng bằng không".
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin để ngỏ các cuộc tiếp xúc giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ
21:29' - 23/03/2025
Quan chức Điện Kremlin cũng lưu ý rằng một cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và trước tiên đòi hỏi các cuộc đàm phán kỹ thuật khó khăn.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh, Pháp, Đức kêu gọi khôi phục lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza
10:53' - 22/03/2025
Ngày 21/3, chính phủ Anh, Pháp và Đức đã kêu gọi khôi phục ngay lập tức lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời yêu cầu Israel nối lại quyền tiếp cận nhân đạo đối với vùng lãnh thổ này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Anh đề xuất cách thức để Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hấp dẫn
10:07' - 21/03/2025
Để trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn và các định chế tài chính quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn, nhất là sự cạnh tranh với các trung tâm tài chính hàng đầu ở khu vực.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin ra thông báo về cuộc đàm phán tiếp theo giữa Mỹ-Nga
07:30' - 21/03/2025
Các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Nga và Mỹ có thể diễn ra vào ngày 23/3 hoặc đầu tuần tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Bài viết của Tổng Bí thư về phát triển kinh tế tư nhân: Thay đổi mạnh mẽ quan điểm và nhận thức về vai trò khu vực kinh tế tư nhân
09:50' - 20/03/2025
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân dựa trên chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ đóng góp tích cực vào sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng.