WHO cảnh báo dịch COVID-19 nguy hiểm gấp 10 lần bệnh cúm H1N1
Ngày 13/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn gấp 10 lần so với virus H1N1, gây đại dịch cúm toàn cầu năm 2009, đồng thời nhấn mạnh vaccine phòng bệnh hiệu quả cần ngăn chặn triệt để nguy cơ lây nhiễm.
Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định các chuyên gia vẫn không ngừng nghiên cứu về loại virus mới đang hoành hành trên toàn cầu, khiến hơn119.000 người tử vong và hơn 2 triệu người nhiễm bệnh COVID-19.
Theo ông, bên cạnh đặc điểm lây lan nhanh, virus mới còn rất nguy hiểm và nguy hiểm gấp 10 lần virus gây đại dịch cúm H1N1 toàn cầu hồi năm 2009, xuất hiện đầu tiên ở Mexico và Mỹ tháng 3/2009.
Theo thống kê của WHO, 18.500 người đã tử vong vì dịch cúm H1N1. Tuy nhiên, tạp chí y học Lancet ước tính số người tử vong thực tế dao động từ 151.700 đến 575.400 người, bao gồm cả những ca tử vong ước tính ở châu Phi và Đông Nam Á, vốn không có trong thống kê của WHO. Dịch cúm H1N1 được công nhận là đại dịch vào tháng 6/2009.
Dịch kết thúc vào khoảng tháng 8/2010 và được cho là không nguy hiểm như những cảnh báo ban đầu.
Theo WHO, giới khoa học đã nỗ lực tìm các loại vaccine để phòng ngừa virus gây bệnh nhưng đáng tiếc các quốc gia phương Tây, đặc biệt là châu Âu, và WHO cũng hứng chịu nhiều chỉ trích là “phản ứng thái quá” khi các dịch cúm mùa mỗi năm cũng khiến 250.000 và 500.000 người tử vong.
Phát biểu ngày 13/4, Tổng Giám đốc WHO cảnh báo số ca nhiễm virus ở một số quốc gia đang tăng gấp đôi chỉ sau 3 đến 4 ngày, nhưng nhấn mạnh nếu các quốc gia kiên trì thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện sớm, xét nghiệm, cách ly và chăm sóc đầy đủ cho các ca nhiễm, kết hợp theo dấu lịch sử tiếp xúc, thì việc dập dịch là hoàn toàn có thể.
Hiện hơn 50% dân số thế giới đang ở nhà, tuân thủ các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Tuy nhiên, ông Tedros cảnh báo trong điều kiện thế giới ngày càng kết nối như ngày này, nguy cơ dịch bệnh tái phát và mạnh trở lại sẽ vẫn tồn tại.
Tổng Giám đốc WHO cũng chỉ ra trong khi tốc độ gia tăng các ca mắc COVID-19 rất nhanh thì tốc độ giảm các ca mắc lại rất chậm.
Nói cách khác, biểu đồ diễn biến dịch bệnh khi đi lên thì rất nhanh nhưng khi đi xuống lại rất chậm.
Do đó, các nước cần dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát một cách từ từ và có kiểm soát, không nên cùng một lúc dỡ bỏ hoàn toàn.
Ông lưu ý các biện pháp kiểm soát chỉ nên được dỡ bỏ khi các biện pháp y tế cộng đồng cần thiết được áp dụng đầy đủ, trong đó phải kể đến biện pháp theo dấu tiếp xúc người có thể nhiễm bệnh.
WHO cũng khẳng định việc phát triển và đưa vào sử dụng một loại vaccine an toàn và hiệu quả cần phải đảm bảo yếu tố hoàn toàn ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.
Theo dự đoán, thế giới sẽ phát triển được loại vaccine phòng ngừa virus SARS-Co-2 trong ít nhất là 12 đến 18 tháng nữa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: WHO cảnh báo nguy cơ từ sớm dỡ bỏ các biện pháp hạn chế
08:13' - 11/04/2020
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo việc dỡ bỏ những biện pháp hạn chế có thể dẫn đến sự hồi sinh “chết người” của dịch bệnh.
-
Kinh tế tổng hợp
WHO cảnh báo tình trạng thiếu y tá tại các nước Mỹ Latinh
07:48' - 10/04/2020
WHO kêu gọi các quốc gia thiếu hụt y tá cần tăng lượng sinh viên tốt nghiệp trong ngành điều dưỡng lên 8% mỗi năm.
-
Kinh tế tổng hợp
WHO khuyến khích dùng khẩu trang để hạn chế sự lây lan virus
08:22' - 04/04/2020
Chuyên gia của WHO nhấn mạnh việc sử dụng khẩu trang, khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải ở cấp độ cộng đồng có thể giúp ích trong một phản ứng toàn diện đối với căn bệnh này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.