WHO cảnh báo số ca tử vong vì COVID-19 có thể tăng gấp đôi
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu có thể tăng hơn gấp đôi, lên 2 triệu người nếu các biện pháp phòng ngừa không được duy trì, trong bối cảnh châu Âu thắt chặt các biện pháp hạn chế khi số ca nhiễm mới tiếp tục gia tăng và số ca mắc mới tại Mỹ cũng đã vượt qua một mốc ảm đạm khác.
Theo worldometers.info, tính đến 11h00 ngày 26/9 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới ghi nhận 993.463 ca tử vong trong số hơn 32,7 triệu bệnh nhân COVID-19. Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi số ca nhiễm đã vượt quá 7 triệu người, chiếm hơn 1/5 tổng số bệnh nhân trên toàn cầu mặc dù chỉ chiếm 4% dân số thế giới.
Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO Michael Ryan cho rằng nếu các nước không cùng nhau thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cần thiết, số ca tử vong trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa, có thể lên mức 2 triệu người.
WHO đưa ra cảnh báo trên sau khi giới chức Tây Ban Nha mở rộng lệnh phong tỏa đối với thủ đô Madrid và khu vực lân cận, theo đó cấm hàng chục nghìn người rời khỏi khu vực sinh sống của họ từ ngày 28/9 tới, bổ sung vào danh sách hơn 850.000 người đang phải thực hiện các biện pháp hạn chế tương tự hiện nay.
Trên khắp châu Âu, nhiều nước đã ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt. Số ca nhiễm mới theo ngày tại Pháp lần đầu tiên đã vượt quá con số 16.000, dấu hiệu rõ ràng cho thấy dịch bệnh đang bùng phát trở lại và chính phủ vấp phải sự phản đối của ngành dịch vụ khi chuẩn bị áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt mới.
Dự kiến, các quán bar tại thủ đô Paris và nhiều thành phố khác sẽ phải giảm thời gian mở cửa.
Trong khi đó, giới chức Anh đã thông báo áp đặt các biện pháp hạn chế hiện đã được mở rộng đối với 25% dân số nước này, trong khi hai chuỗi siêu thị lớn cho biết họ đang quy định lượng mua hàng hóa nhất định nhằm giảm tình trạng mua hàng ồ ạt.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ tính đến chiều 25/9 đã tăng thêm 6.874 ca, số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số người mắc bệnh tại Anh lên 423.236 ca.
Thủ đô Moskva của LB Nga yêu cầu những người thuộc diện nguy cơ cao, trong khi Israel tăng cường lệnh phong tỏa bằng cách cấm người dân đi ra nước ngoài bằng đường không.
Tại Brazil, lo ngại về sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh, nước này đã quyết định hoãn vô thời hạn lễ hội đường phố Carnival Rio de Janeiro nổi tiếng thế giới dự kiến diễn ra vào tháng 2/2021, sự kiện văn hóa luôn thu hút sự tham gia của hàng triệu lượt người. Brazil hiện có số ca tử vong cao thứ 2 thế giới, sau Mỹ, với gần 140.000 ca tử vong.
Khu vực Đông Âu nổi nên như một điểm nóng mới khi giới chức Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/9 cảnh báo sự gia tăng đáng báo động số ca tử vong và số ca mắc bệnh phải nhập viện tại các quốc gia như Bulgaria, CH Séc và Romania.
Ba Lan, quốc gia không nằm trong danh sách trên của EU, nhưng số ca nhiễm mới đã tăng gấp đôi từ mức 700 ca vào ngày 22/9 lên hơn 1.500 ca vào ngày 25/9./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WHO nhận định Châu Phi đã thoát khỏi đỉnh dịch COVID-19
07:53' - 26/09/2020
Ngày 25/9, WHO thông báo châu Phi đã thoát khỏi giai đoạn đỉnh dịch COVID-19, đại dịch lịch sử hiện vẫn đang hoành hành trên phần còn lại của thế giới kể từ đầu năm 2020.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO, UNESCO và UNICEF họp báo chung về vấn đề mở lại trường học
11:58' - 16/09/2020
Ngày 15/9, WHO, UNESCO và UNICEF đã tổ chức họp báo chung trực tuyến về vấn đề mở cửa lại trường học trong giai đoạn dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
WHO sẽ không phê chuẩn vaccine chưa đáp ứng tiêu chí an toàn và hiệu quả
11:40' - 05/09/2020
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh sẽ không phê chuẩn một vaccine nào chưa chứng minh được độ an toàn và hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.