WHO cảnh báo thiếu hụt nhân viên y tế tại Đông Địa Trung Hải
Giám đốc WHO tại Đông Địa Trung Hải Ahmed al-Mandhari đánh giá khu vực này cần có đủ nhân viên y tế để điều động ứng phó với dịch bệnh, cũng như khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ các nhân viên y tế, ngăn ngừa sự lây nhiễm, cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân cho họ.
Trong bối cảnh số nhân viên y tế khu vực giảm mạnh, ông kêu gọi các nước nhanh chóng đầu tư để bù đắp sự thiếu hụt này.
Không chỉ riêng khu vực Đông Địa Trung Hải, các bệnh viện và nhân viên y tế trên toàn cầu đang phải gồng mình đối phó với đại dịch COVID-19. WHO ước tính thế giới sẽ cần thêm khoảng 6 triệu y tá.
Cùng ngày, Chính phủ Israel đã ra lệnh yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Theo lệnh mới, trẻ em dưới 6 tuổi, những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, hay ở một mình trong xe hoặc công sở sẽ không phải đeo.
Chính phủ Israel khẳng định người dân có thể dùng khẩu trang tự làm. Tuần trước, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã kêu gọi người dân Israel đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Bên cạnh đó, Chính phủ Israel cũng thông qua lệnh hạn chế đi lại cho kỳ nghỉ Passover.
Theo đó, kể từ tối 7/4 đến sáng 10/4, lệnh cấm ra ngoài với mục đích không cần thiết sẽ có hiệu lực nhằm ngăn việc người dân tụ tập ăn mừng dịp lễ.
Kể từ 15h ngày 8/4 cho đến 7h ngày 9/4 (theo giờ địa phương), việc mua sắm thực phẩm trong nội thành sẽ bị cấm. Việc cấm mua sắm vào tối 8/4 sẽ không áp dụng đối với những người không theo đạo Do Thái.
Việc di chuyển bằng phương tiện công cộng sẽ bị đình chỉ từ 20h ngày 7/4 cho đến 8h ngày 12/4 (theo giờ địa phương).
Trước đó, người dân Israel cũng bị cấm di chuyển cách nhà 100m ngoại trừ mục đích mua nhu yếu phẩm và thuốc, hay đi làm. Israel hiện có hơn 9.000 ca nhiễm và 6 ca tử vong.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia Tawfiq al-Rabiah đã cảnh báo số ca nhiễm tại nước này có thể tăng tối thiểu từ 10.000 ca lên tối đa là 200.000 ca trong những tuần tới.
Cảnh báo này được đưa ra một ngày sau khi Saudi Arabia kéo dài lệnh giới nghiêm tại nhiều thành phố lên 24 giờ để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Bộ trưởng al-Rabiah khẳng định Saudi Arabia đang đối mặt với giai đoạn quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19. Cho đến nay, Saudi Arabia đã ghi nhận tổng cộng 2.795 ca nhiễm và 41 ca tử vong.
Lệnh giới nghiêm mới đã buộc công ty cung cấp dịch vụ gọi xe Uber phải tạm ngừng dịch vụ tại một số thành phố của Saudi Arabia.
Các khu vực này bao gồm thủ đô Riyadh, Tabuk, Dammam, Dhahran và Al-Hofuf, Jeddah, Taif, Qatif và Khobar.
Đây đều là những nơi Bộ Nội vụ Saudi Arabia ban bố lệnh giới nghiêm trong 24 giờ. Ngoài ra, Uber cũng tạm ngừng cung cấp dịch vụ gọi taxi thường qua ứng dụng tại Saudi Arabia cho đến khi có thông báo mới.
Cũng trong ngày 7/4, Quốc hội Iran đã lần đầu tiên hoạt động trở lại kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này. Đây cũng là ngày thứ 7 liên tiếp Iran ghi nhận số ca nhiễm mới giảm.
Hơn 2/3 số nghị sĩ trong tổng số 290 thành viên trong Quốc hội Iran đã có mặt tại phiên họp. Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani đã không tham dự phiên họp sau khi dương tính với virus SARS-CoV-2 vào tuần trước.
Ước tính ít nhất 31 nghị sĩ của Iran đã mắc COVID-19 kể từ khi cơ quan này phải tạm ngừng hoạt động vào ngày 25/2 vừa qua./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Italy, Mỹ xét nghiệm máu tìm kháng thể miễn nhiễm với SARS-CoV-2
08:24' - 08/04/2020
Italy, Mỹ bắt đầu khởi động chiến dịch xét nghiệm máu tìm kiếm những người đã có sự miễn dịch với virus SARS-CoV-2.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chạy đua để đảm bảo nguồn cung trang thiết bị y tế
08:15' - 08/04/2020
Ngày 7/4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết cần tiếp tục làm việc với phía Mỹ để thuyết phục Washington đảm bảo nguồn cung trang thiết bị y tế được tự do lưu thông qua biên giới hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng sáng lập Twitter cam kết góp 1 tỷ USD cho nỗ lực chống COVID-19
08:14' - 08/04/2020
Đồng sáng lập và là giám đốc điều hành mạng xã hội Twitter, ông Jack Dorsey ngày 7/4 cho biết sẽ đóng góp 1 tỷ USD từ tài sản cá nhân cho nỗ lực chống dịch COVID-19, thông qua quỹ từ thiện của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng EU thông qua quy chế lưu trữ khí đốt
08:15'
EU đã thông qua quy chế lưu trữ khí đốt để đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU phải được lấp đầy trước Mùa Đông và có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên trên tinh thần đoàn kết.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7 cam kết đảm bảo an ninh năng lượng
08:10'
Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên thảo luận chiều 27/6, các nhà lãnh đạo G7 cam kết chống biến đổi khí hậu, đồng thời với việc đảm bảo an ninh nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
21:57' - 27/06/2022
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố G7 sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine và tiếp tục “gia tăng sức ép” với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán châu Á khởi sắc phiên giao dịch đầu tuần 27/6
17:12' - 27/06/2022
Hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán châu Á đều khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 27/6
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và EU nối lại đàm phán FTA sau chín năm gián đoạn
16:17' - 27/06/2022
Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã nối lại đàm phán về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) sau chín năm gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Đà tăng của giá năng lượng gây hỗn loạn tại châu Á
14:57' - 27/06/2022
Tình trạng giá năng lượng tăng vọt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân châu Á và làm dấy lên lo ngại một số nước sẽ buộc phải quay lưng với các mục tiêu giảm khí thải.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một dấu hiệu về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ
14:19' - 27/06/2022
Việc giá đồng giảm thời gian gần đây là một dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ và khiến cho một số nhà đầu tư tại Mỹ cân nhắc các tác động đến kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm: Đà phục hồi suy yếu vì những cú sốc lớn
14:09' - 27/06/2022
Lạm phát có lẽ là câu chuyện “nóng” trên toàn cầu, khi xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như làn sóng dịch tại Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đặc biệt là nguồn cung năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng cấm xuất khẩu lương thực có thể gây ra hiệu ứng domino
12:18' - 27/06/2022
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia đã áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.