WHO kêu gọi các nước thực hiện các biện pháp để ngăn chặn biến thể Omicron
Ngày 30/11, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ quan ngại về việc một số nước đang thực hiện các biện pháp phủ đầu nhằm ngăn chặn biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 xâm nhập.
Cụ thể, trong phát biểu gửi tới 194 nước thành viên WHO, ông Tedros cho rằng các biện pháp không thực sự hiệu quả và không có căn cứ cụ thể. Ngược lại, các biện pháp này làm tổn hại tới những nước ở miền Nam châu Phi vốn đã nhanh chóng báo cáo về biến thể mới.
Do đó, lãnh đạo WHO kêu gọi các nước thực hiện những biện pháp sáng suốt, cân xứng để giảm thiểu nguy cơ, phù hợp với Các điều lệ Y tế quốc tế (IHR) 2005. Phản ứng toàn cầu trước biến thể mới cần phải bình tĩnh, có sự phối kết hợp chặt chẽ.
Ông Tedros cũng cho biết hiện những thông tin về biến thể Omicron vẫn còn rất nhiều điều chưa được giải đáp, như khả năng lây lan, mức độ nghiêm trọng khi nhiễm và hiệu của các biện pháp xét nghiệm, điều trị và tiêm phòng với biến thể này.
Ông gửi lời cảm ơn tới Bostwana và Nam Phi vì đã phát hiện, phân tích chuỗi gene và báo cáo về biến thể mới rất nhanh, đồng thời cảm thấy quan ngại khi các nước này lại phải chịu thiệt hại vì hành động đúng đắn.
Trước đó, ngày 25/11, các nhà khoa học và Bộ Y tế Nam Phi công bố thông tin về biến thể Omicron với cảnh báo rằng biến thể này có khả năng lây lan và kháng vaccine cao hơn các biến thể trước.
Các nhà khoa học Nam Phi cho biết đã phát hiện biến thể mới có ít nhất 10 đột biến và WHO cũng đã thận trọng khuyến cáo rằng biến thể này gây nguy cơ toàn cầu ở mức rất cao. Mặc dù các nhà khoa học nhấn mạnh cần nhiều tuần nghiên cứu về biến thể, nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng lệnh cấm đi lại và đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Nam Phi và một số nước láng giềng.
Trong phát biểu mới, lãnh đạo WHO cũng nhấn mạnh bất bình đẳng vaccine đang dẫn tới tình trạng trong khi nhiều nước giàu có, với nguồn cung vaccine dồi dào, chuẩn bị tiêm mũi tăng cường thì nhiều nhóm nguy cơ cao ở các nước nghèo hơn còn chưa được tiêm mũi đầu tiên.
Các chuyên gia y tế lâu nay đều cảnh báo rằng việc để COVID-19 lây lan không kiểm soát tại một số nơi sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện biến thể mới, nguy hiểm hơn và đẩy toàn thế giới vào nguy cơ chung vì đại dịch.
Tổng giám đốc WHO Tedros khẳng định nếu thế giới tiếp tục để tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine kéo dài hoặc tiếp tục hành động một cách rời rạc mà không phối hợp trong áp dụng các biện pháp y tế và xã hội nhất quán, chặt chẽ thì dịch bệnh sẽ còn kéo dài và virus sẽ có nhiều cơ hội để biến đổi theo những cách khó đoán và khó ngăn chặn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada cân nhắc áp dụng các biện pháp mới để kiểm soát biến thể omicron
07:56' - 01/12/2021
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, nước này đang cân nhắc áp dụng các biện pháp mới để làm chậm lại sự lây lan của biến thể omicron.
-
Kinh tế & Xã hội
EU sẽ cấp phép cho loại vaccine dành riêng cho biến thể Omicron nếu cần thiết
07:44' - 01/12/2021
Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ cấp phép cho các loại vaccine được điều chỉnh đặc biệt để đối phó với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 trong 3-4 tháng nếu cần thiết.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO: Cấm đi lại đại trà không thể ngăn biến thể Omicron lây lan
07:42' - 01/12/2021
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng các lệnh cấm đi lại đại trà sẽ không ngăn được biến thể Omicron lây lan, và kêu gọi các nước bình tĩnh và áp dụng các biện pháp "hợp lý" để chống lại biến thể này.
-
Ý kiến và Bình luận
Regeneron khẳng định vaccine và thuốc điều trị COVID-19 vẫn chống được biến thể Omicron
20:52' - 30/11/2021
Ngày 30/11, Đại học Oxford của Anh cho biết chưa có bằng chứng cho thấy các vaccine hiện nay không thể bảo vệ người nhiễm biến thể Omicron trở bệnh nặng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00'
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.