WTO: Chỉ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine là không đủ
Ngày 20/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 sẽ không đủ để giúp thu hẹp chênh lệch "khổng lồ" trong việc phân phối vaccine giữa các nước giàu và nghèo.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu (EP), bà Okonjo-Iweala nhấn mạnh rõ ràng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 là không đủ và cần phải có cách tiếp cận toàn diện mới có thể giải quyết vấn đề mất cân bằng "không thể chấp nhận được" trong việc tiếp cận các vaccine ngừa COVID-19. Bà lưu ý vấn đề này sẽ không thể kéo dài trong nhiều năm.
Cũng theo bà Okonjo-Iweala, các nước đang phát triển đã phàn nàn quy trình cấp phép quá rườm rà và cần được cải thiện. Người đứng đầu WTO cho rằng các nhà sản xuất nên nỗ lực mở rộng sản xuất, viện dẫn tình trạng công suất nhàn rỗi ở Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Senegal và Nam Phi.
Bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ và bí quyết bào chế vaccine bởi những chế phẩm này thường khó sản xuất hơn thuốc men.
Bà kêu gọi: "Tôi tin rằng chúng ta có thể thống nhất một văn bản cho phép các nước đang phát triển tiếp cận và linh hoạt, đồng thời bảo vệ các nghiên cứu và đổi mới".
Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Paris được tổ chức trực tuyến ngày 17/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng cảnh báo thế giới đã đi đến tình trạng "phân biệt chủng tộc về vaccine", chứ không chỉ đối mặt với nguy cơ này nữa.
Người đứng đầu WHO kêu gọi các nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cung cấp vaccine cho cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX sớm hơn so với kế hoạch, do nguồn cung vaccine thiếu hụt trong bối cảnh xuất khẩu của Ấn Độ gián đoạn.
Ngày 5/5, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 và sẽ đàm phán các điều khoản tại WTO. Thông báo về vấn đề này, Đại diện Thương mại Katherine Tai nhấn mạnh mặc dù quyền sở hữu trí tuệ là quan trọng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên Washington ủng hộ dỡ bỏ biện pháp bảo vệ đó đối với vaccine ngừa COVID-19.
Nhiều nước khác, trong đó có Pháp, Ấn Độ, New Zealand và các tổ chức quốc tế như WHO và Liên minh vaccine toàn cầu GAVI đã hoan nghênh ý tưởng này. Tuy nhiên, các hãng dược phẩm lớn phản đối, cho rằng việc này sẽ tạo tiền lệ có thể gây tổn hại sự đổi mới, cải tiến trong tương lai đồng thời nhấn mạnh động thái này sẽ không giúp thúc đẩy sản xuất vaccine.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 19/5 đã vạch ra một kế hoạch mà cơ quan này cho là giải pháp hiệu quả hơn để tăng sản lượng vaccine so với việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ, song vẫn dựa vào các quy tắc hiện hành của WTO. Theo EC, các nước có thể cấp giấy phép cho các nhà sản xuất vaccine bất kể có hay không có sự đồng ý của chủ sở hữu bằng sáng chế./.
>>Cộng đồng quốc tế ủng hộ đề xuất bỏ bản quyền vaccine COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn các nước chia sẻ thông tin miễn trừ bản quyền đối với vaccine COVID-19
17:40' - 13/05/2021
Việt Nam mong muốn các quốc gia chia sẻ thông tin miễn trừ bản quyền đối với vaccine COVID-19 để các loại vaccine sớm được phổ biến rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẽ tham gia đàm phán từ bỏ bản quyền trí tuệ với vaccine COVID-19
15:40' - 07/05/2021
Canada sẽ tham gia các cuộc đàm phán của WTO về việc từ bỏ các quy tắc được áp dụng trên quy mô toàn cầu nhằm bảo vệ bí mật thương mại đối với vaccine phòng COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.