Xây dựng Buôn Ma Thuột thành đô thị thông minh
Ngày 7/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo thông tin việc triển khai Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk cho biết, Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đưa ra chỉ tiêu cụ thể trên 4 nội dung cơ bản là phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan nhà nước; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số và phát triển đô thị thông minh.Kế hoạch được triển khai nhằm tăng cường các ứng dụng dịch vụ tương tác với người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tham gia giám sát hoạt động xử lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, tiếp cận các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin giá rẻ; rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng nông thôn với thành thị, giữa các đối tượng trong xã hội.
Kế hoạch nhằm cụ thể hóa, triển khai có hiệu quả, đầy đủ, thành công các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết 37/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk thông qua Đề án “Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 2/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về “Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
Các nhóm nhiệm vụ để thực hiện kế hoạch gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng hạ tầng chuyển đổi số và đô thị thông minh, phát triển doanh nghiệp số - kinh tế số - xã hội số, phát triển nguồn nhân lực.Các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số gồm: Nông nghiệp, giáo dục, y tế, giao thông vận tải và logistics, công nghiệp và năng lượng, tài nguyên và môi trường, du lịch, tài chính - ngân hàng.
Theo kế hoạch, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025, phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động các cơ quan nhà nước, cụ thể như: 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4; từ 90% trở lên hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% trở lên hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% trở lên hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP; phát triển 20 doanh nghiệp số có quy mô từ 500-1.000 người. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là trên 50%. Đắk Lắk thuộc nhóm các tỉnh được xếp loại A về an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.Về phát triển đô thị thông minh, tỉnh hướng đến triển khai có hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Buôn Ma Thuột như giám sát và điều hành kinh tế - xã hội, giám sát an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông, phản ánh hiện trường, giám sát hệ thống dịch vụ công trực tuyến…; phấn đấu đến năm 2025, chỉ số chuyển đổi số của tỉnh Đắk Lắk nằm trong nhóm 20/63 tỉnh, thành phố trên cả nước./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khánh thành Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Định
14:57' - 16/11/2021
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh Bình Định.
-
Chuyển động DN
Khai trương Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Định
14:56' - 16/11/2021
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bình Định chính thức khai trương Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) do Tập đoàn FPT phối hợp đầu tư và triển khai.
-
Bất động sản
Sớm hoàn thiện tiêu chí về đô thị thông minh
16:38' - 10/11/2021
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận định, phát triển đô thị thông minh không còn là khẩu hiệu mà trở thành lựa chọn thiết thực tại các đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống, năng lực cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa
16:35' - 10/11/2021
Đến nay, cả nước đã có 41/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, trong đó có đề án, kế hoạch được ban hành cho toàn tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28' - 03/07/2025
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20' - 03/07/2025
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.