Xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học
Ngày 19/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm "Xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học" dưới hình thức trực tuyến tại 40 điểm cầu của các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết: Hiện nay, vấn đề thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang được coi là một trong những nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần giúp Việt Nam sớm trở thành một quốc gia khởi nghiệp có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Để trở thành một quốc gia khởi nghiệp, việc cần làm đầu tiên là xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn. Ở đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được ươm tạo, hỗ trợ và nhanh chóng có được những mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững. Các các báo cáo nghiên cứu về việc xây dựng và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đều chỉ rất rõ vai trò quan trọng của trường đại học. Trước hết, trường đại học phải là nơi cung cấp thông tin, tạo môi trường, tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, hình thành văn hóa khởi nghiệp và là nơi nuôi dưỡng, hỗ trợ phát triển tài năng, năng khiếu của học sinh, sinh viên. Trường đại học là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, cung cấp các kiến thức cần thiết để hế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực nhất. Đó cũng là cách để học sinh, sinh viên có thể tạo lập sự nghiệp của mình, dù đi làm thuê hay khởi tạo doanh nghiệp riêng. Ngoài ra, trường đại học chính là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các sinh viên sau khi tốt nghiệp có tinh thần doanh nhân và kiến thức, kỹ năng, thái độ, là nguồn tài nguyên lớn giúp các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng một cách bền vững. Thứ trưởng Ngô Thị Minh chia sẻ: bằng sự nỗ lực quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ tham mưu tại các nhà trường, một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp đã rất thành công tại các nhà trường. Tuy nhiên, một số nhà trường vẫn chưa định hình được các hướng đi sao cho hiệu quả. Trao đổi tại tọa đàm, các chuyên gia đến từ nhiều cơ sở giáo dục đại học nhận định, sáng tạo và khởi nghiệp là trụ cột để giúp các hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu của các trường đến gần hơn với thực tiễn. Theo đại diện các cơ sở giáo dục đại học, phong trào khởi nghiệp của học sinh, sinh viên thực sự được lan tỏa sau khi có Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" (Đề án 1665).Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định về kế hoạch triển khai Đề án 1665 và có công văn hướng dẫn các cơ sở đào tạo triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
Đồng thời, Bộ quyết định thí điểm xây dựng hệ sinh thái đổi mới tại ba cơ sở giáo dục đại học vào năm 2019 là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Huế.
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên và cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thường niên. Hoạt động này đã thu hút ngày càng đông đảo học sinh, sinh viên toàn quốc cũng như các cơ sơ giáo dục và các doanh nghiệp. Số dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên tăng dần theo từng năm và hàm lượng khoa học công nghệ trong các dự án ngày càng cao. Theo thống kê, đến nay, 50% các trường đã thành lập được câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của các cơ sở đào tạo. 70 cơ sở đào tạo bố trí được không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên; khoảng 45 cơ sở đào tạo đã thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Trên cơ sở các trao đổi, thảo luận tại tọa đàm, các cơ sở giáo dục đại học từng bước định hình những nội dung cốt lõi, yếu tố cơ bản ban đầu để có được những mô hình khởi nghiệp hiệu quả./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bảng xếp hạng thế giới THE "gọi tên" 7 lĩnh vực giáo dục đại học Việt Nam
13:38' - 15/10/2021
THE vừa "gọi tên" 7 lĩnh vực giáo dục đại học Việt Nam gồm: Lâm sàng và Sức khỏe, Khoa học sự sống, Khoa học cơ bản, Khoa học máy tính, Kinh tế và Kinh doanh, Kỹ thuật, Khoa học xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sách giáo khoa mới lớp 3, lớp 7 và lớp 10
22:06' - 05/10/2021
Công tác tổ chức thẩm định sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của lớp 3, lớp 7 và 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong tháng 9 và tháng 10/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
DN cần biết
Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
16:17' - 15/02/2025
Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần từ chối.
-
DN cần biết
Cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam
21:51' - 14/02/2025
Lào là nước thu hút đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào.
-
DN cần biết
200 doanh nghiệp quốc tế sẽ tham dự Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025
17:51' - 14/02/2025
Agritechnica Asia là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu thế giới do DLG tổ chức, dựa trên di sản của Agritechnica tại Hannover (Đức) - nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
15:17' - 14/02/2025
“Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” là chủ đề chính của Vietnam Expo 2025 với kỳ vọng mang đến làn gió công nghệ mới thổi vào xúc tiến thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Bà Rịa-Vũng Tàu còn 45 dự án chậm triển khai
11:30' - 14/02/2025
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh còn 45 dự án chậm triển khai.
-
DN cần biết
Khởi động nghiên cứu khu công nghiệp sinh thái tại Bình Dương
11:03' - 14/02/2025
Nghiên cứu khả thi lần này khẳng định tiềm năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương. Dự án tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ chuyên môn từ Ngân hàng Thế giới.
-
DN cần biết
Hậu Giang dự kiến nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C vào cuối năm 2026
08:44' - 14/02/2025
Chiều 13/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam về Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C).
-
DN cần biết
Anh khuyến khích phát triển trang trại điện gió ngoài khơi
15:54' - 13/02/2025
Ngày 12/2, Chính phủ Anh đã công bố chương trình khuyến khích phát triển các dự án điện gió ngoài khơi nhằm hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là khử carbon trong hệ thống năng lượng vào năm 2030.