Xây dựng chính sách lấy người nộp thuế là đối tượng phục vụ
Bên cạnh đó, xây dựng chính sách lấy người nộp thuế là trung tâm và là đối tượng phục vụ. Trong quá trình xây dựng chính sách phải chú trọng mở rộng cơ sở thuế, bao quát nguồn thu, tránh thất thu, thu sót, lưu ý các lĩnh vực để bảo vệ quyền đánh thuế của Việt Nam: chuyển nhượng vốn, cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam nhưng thực hiện ngoài Việt Nam, loại hình kinh tế chia sẻ....
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tập trung thanh tra hoạt động chuyển giá, thương mại điện tử…Trong đó, tiến tới thanh tra, kiểm tra điện tử; đẩy mạnh công tác kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao những kết quả mà ngành thuế đã đạt được đặc biệt là thu và quản lý thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh tình hình đất nước và toàn cầu đặc biệt khó khăn của năm 2020. Khi số thu ngân sách của ngành thuế ước đạt trên 1.275 triệu tỷ đồng, vượt 1,7% so với dự toán đã được Quốc hội giao (tương ứng mức vượt gần 21 nghìn tỷ đồng), vượt trên 172 ngìn tỷ đồng so với số ước thu đã báo cáo Quốc hội.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số vấn đề ngành thuế cần phải thẳng thắn nhìn nhận như mặc dù chính sách về thuế dần được hoàn thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn phát triển.
Theo Phó Thủ tướng các chính sách phải được hoàn thiện theo hướng vừa bảo đảm nguồn thu, vừa nuôi dưỡng nguồn thu, bao quát được nguồn thu, bảo đảm công bằng, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh như thế mới tạo ra nguồn thu bền vững.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, vẫn còn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, khiếu nại, khiếu kiện của doanh nghiệp, người nộp thuế. Cá biệt, một số trường hợp, việc xử lý kéo dài qua nhiều năm, không được xử lý dứt điểm gây bức xúc cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam và phải đẩy lên Chính phủ, Thủ tướng xử lý.
Do đó, ngành thuế cần “phải có nhìn nhận thấu đáo, chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan, áp dụng đúng quy định của pháp luật nhưng không cứng nhắc, thấu tình đạt lý, tăng cường chủ động, trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan, đối thoại, giải thích với doanh nghiệp để tìm giải pháp xử lý dứt điểm,thấu đáo trong thời gian tới, giảm thiểu khối lượng công việc phải đẩy lên Chính phủ, Thủ tướng. Không để tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", quyết tâm phòng chống “virus trì trệ”.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, năm 2021, Quốc hội đã giao cho ngành thuế nhiệm vụ thu 1.116.700 tỷ đồng. Lãnh đạo Tổng cục Thuế nhận định, đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh trên thế giới tình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, nền kinh tế được dự báo tăng trưởng thấp. Trong nước, nền kinh tế vẫn còn khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế và nguồn thu ngân sách nhà nước.
Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong năm 2021, ngành thuế sẽ tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; các chỉ đạo của Bộ Tài chính.
Cơ quan thuế các cấp sẽ tổ chức rà soát toàn bộ nguồn thu năm 2021, giao chỉ tiêu phấn đấu tăng thu để làm cơ sở để cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu ngay từ đầu năm. Cùng với đó là dự báo sát tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng sắc thuế, rà soát, xác định chính xác những nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp về chính sách và quản lý thu hiệu quả.
Đặc biệt, theo ông Cao Anh Tuấn, cơ quan Thuế sẽ theo dõi sát sao diễn biến tình hình sức khỏe doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ đã triển khai năm 2020, tham mưu cho Bộ Tài chính trình Chính phủ tiếp tục ban hành các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nộp thuế năm 2021.
Trong năm 2021, ngành thuế sẽ tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, đẩy mạnh thu hồi nợ đọng thuế, trong đó sẽ đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát kê khai, nộp thuế; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật.
Năm 2021, ngành thuế cũng phấn đấu tổng số nợ thuế đến thời điểm 31/12/2021 không vượt quá 5% tổng thu ngân sách năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2021 Bộ sẽ tiếp tục đánh giá tác động của dịch COVID-19 để đề xuất các giải pháp về thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giao Tổng cục Thuế phấn đấu thu ngân sách năm 2021 vượt 5% dự toán.
Năm 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thu ngân sách do Tổng cục Thuế quản lý đạt kết quả khả quan. So với dự toán, 55/63 địa phương ước hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán, trong đó có một số địa phương vượt trên 10% như Ninh Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Thừa Thiến Huế, Lào Cai… Tổng số tiền nợ thuế mà ngành thuế quản lý tính đến thời điểm cuối năm 2020 đã giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2019; tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu trên tổng thu năm 2020 ở mức 4,1%.
Ngành Thuế đã gia hạn cho khoảng 184.900 lượt người nộp thuế; miễn, giảm thuế cho trên 6 triệu lượt người nộp thuế với tổng số thuế miễn, giảm, gia hạn là khoảng 117.500 tỷ…/.
>>Thu ngân sách ngành thuế vượt 1,9% dự toán
Tin liên quan
-
Tài chính
Hướng dẫn kê khai thuế cho chuyên gia nước ngoài
09:08' - 05/01/2021
Công ty của bà Nguyễn Ngọc Anh (Bình Dương) chấm dứt hợp đồng với chuyên gia Nhật Bản từ tháng 8/2020 và chuyên gia đã về nước.
-
Tài chính
Brazil gia hạn thuế nhập khẩu bằng 0 với loạt sản phẩm phòng COVID-19
11:08' - 31/12/2020
Theo Camex, mức thuế nhập khẩu bằng 0 sẽ được áp dụng đối với một loạt sản phẩm bao gồm thuốc, vật tư, thiết bị kiểm tra để phát hiện virus và vaccine sẽ được gia hạn đến ngày 30/6/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc vượt Đức
07:16'
Viện Ifo, có trụ sở tại Munich (Đức), cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc, thước đo lưu lượng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đã tăng hơn gấp đôi lên 310 tỷ USD vào năm ngoái.
-
Tài chính
Giải độc đắc trị giá hơn 1 tỷ USD của xổ số Mega Millions đã có chủ
10:26' - 24/01/2021
Ngày 23/1, ban tổ chức cho biết giải thưởng độc đắc trị giá 1,05 tỷ USD của xổ số Mega Millions đã tìm được chủ nhân.
-
Tài chính
Nghệ An: Yêu cầu xây dựng kế hoạch giải ngân ngay trong tháng 2/2021
07:06' - 23/01/2021
Tỉnh Nghệ An đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
-
Tài chính
Nhật Bản chi hơn 3,7 tỷ USD tổ chức Olympic và Paralympic
11:08' - 22/01/2021
Tổng chi phí của Chính phủ Nhật Bản dành cho việc tổ chức các thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo vào mùa Hè tới có thể sẽ lên tới hơn 390 tỷ yen, tương đương khoảng 3,76 tỷ USD.
-
Tài chính
Khánh Hòa: Mục tiêu thu ngân sách vượt 5% dự toán Bộ Tài chính giao
10:54' - 22/01/2021
Khánh Hòa phấn đấu đến hết năm 2021 vượt 5% so với mức dự toán thu do Bộ Tài chính giao, góp phần đảm bảo cân đối tài chính, tạo cơ sở thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu.
-
Tài chính
Indonesia dự định phát hành gần 2 tỷ USD trái phiếu Hồi giáo
06:39' - 22/01/2021
Chính phủ Indonesia có kế hoạch phát hành 27.580 tỷ rupiah (1,96 tỷ USD) trái phiếu Hồi giáo (Sukuk) trong năm nay để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Tài chính
Anh công bố bồi thường bổ sung 31 triệu USD cho các doanh nghiệp ngư nghiệp
08:50' - 21/01/2021
Nhiều doanh nghiệp đã không thể xuất khẩu sản phẩm sang EU do các yêu cầu về chứng nhận đánh bắt, kiểm tra y tế và các tờ khai hải quan được thực hiện từ đầu năm nay, khi Anh chính thức ra khỏi khối.
-
Tài chính
Chính thức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay
14:58' - 20/01/2021
Mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít được áp dụng từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
-
Tài chính
Chính phủ Đức gánh khoản nợ cao nhất kể từ sau chiến tranh
09:01' - 20/01/2021
Chính phủ liên bang Đức đã hoàn tất quyết toán ngân sách liên bang năm 2020 với khoản nợ mới là 130,5 tỷ euro, mức nợ hằng năm cao nhất từ sau chiến tranh, song vẫn thấp hơn 40% so với dự toán.