Xây dựng cơ chế công bố minh bạch thông tin về thị trường thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm thiết yếu, được sử dụng hàng ngày trong đời sống. Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động, người lao động phải nghỉ việc, bị giảm hoặc không có thu nhập nhưng nhiều tháng nay, giá thịt lợn luôn ở mức cao khiến nhiều gia đình đã phải cắt giảm mức tiêu dùng thịt lợn.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng-Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã nhận định như vậy tại hội thảo "Thịt lợn-Bình ổn giá vì quyền lợi người tiêu dùng" do Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức ngày 15/5 tại Hà Nội. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, khi người chăn nuôi gặp khó khăn, người tiêu dùng vào cuộc chia sẻ, nhưng hiện nay người tiêu dùng lại đang phải mua thịt lợn với giá cao. Cách đây hơn 3 năm, phần lớn đầu ra sản phẩm chăn nuôi lợn xuất khẩu sang Trung Quốc, khi thương lái ép giá, lợn hơi xuống dưới 30.000 đồng/kg, thậm chí giữa năm 2017 thịt lợn rớt giá xuống còn trên dưới 20.000 đồng/kg, người chăn nuôi bị lỗ nặng. Do đó, hưởng ứng kêu gọi, người tiêu dùng đã tăng cường tiêu thụ thịt lợn góp phần giải cứu cho người chăn nuôi. Khảo sát của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho thấy, hiện giá thịt lợn tại hệ thống siêu thị Vinmart trên đường Xuân Diệu (Hà Nội) gồm thịt ba rọi giá 209.000 đồng/kg, thịt thăn 206.000 đồng/kg; thịt lợn sạch, ba rọi 286.900 đồng/kg, sườn thăn 295.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá thịt lợn được bày bán tại các chợ dân sinh Hà Nội như: Nguyễn An Ninh, chợ phiên Nghĩa Đô, chợ tạm Hoàng Cầu, giá thịt nạc vai 165.000 đồng/kg, ba rọi 160.000 đồng/kg, sườn non 170.000 đồng/kg. Có một nghịch lý là dù thịt nhập khẩu tăng tới 312%, tốc độ tái đàn cũng tăng mạnh, song giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao trong thời gian dài cho đến nay. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân mà còn liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng CPI bởi đây là mặt hàng nằm trong giỏ hàng hóa để tính CPI. Theo Tổng cục Thống kê, bình quân quý I/2020, giá thịt lợn tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2019; góp 2,47% trong mức lạm phát 5,6% của quý I/2020. Chính vì vậy, nếu chi phí chăn nuôi tại các trang trại chỉ từ 35.000 đồng/kg, về mặt lý thuyết, nếu giá lợn hơi xuất chuồng ở mức 60.000 đồng/kg thì người chăn nuôi lãi 25.000 đồng/kg; tăng thêm 10.000 đồng thì khu vực chăn nuôi lãi thêm 90 tỷ đồng/ngày; tăng thêm 20.000 đồng thì khu vực chăn nuôi lãi thêm 180 tỷ đồng/ngày. Như vậy, vẫn còn dư địa để giảm giá bán lợn hơi, trên cơ sở đó giảm giá bán lẻ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiểu thương kinh doanh thịt lợn chia sẻ, tuy doanh nghiệp công bố từ 1/4/2020 hạ giá bán lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg nhưng họ rất khó tiếp cận nguồn hàng. Vậy có hay không việc doanh nghiệp hạn chế nguồn cung để tạo ra khan hiếm giả tạo. Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước cho rằng, sau dịch tả lợn châu Phi, hầu hết con giống, lợn nái do các doanh nghiệp chăn nuôi lớn nắm giữ. Giá bán lợn giống được đẩy lên 2,5-3 triệu đồng/con, cao gấp 3 lần so mức thông thường. Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố số lượng đàn nái, con giống tại từng doanh nghiệp và tìm hiểu tại sao con giống được bán với mức cao như vậy. Việc này vì lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng cũng như Nhà nước, bởi lẽ việc phát triển nguồn cung trong nước vẫn cần đặt lên hàng đầu. Không để việc cung ứng con giống rơi vào thế độc quyền. Ông Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội đoàn Tp. Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho hay, việc giá lợn tăng cao chỉ một bộ phận người chăn nuôi được hưởng lợi. Rất nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay đang tái đàn ồ ạt, điều này rất rủi ro trong dài hạn bởi chi phí chăn nuôi đang cao nhưng trong vòng 5 - 6 tháng nữa liệu giá lợn có cao để bù đắp chi phí. Ông Hoàng Văn Cường cũng chỉ ra rằng, ngay cả các tiểu thương bán lẻ ngoài chợ cũng gặp khó khăn vì nhập cao nên giá bán ra cũng sẽ cao. Tuy nhiên, khi thịt lợn bán giá cao dẫn đến tình trạng ế hàng vì người tiêu dùng chuyển sang thay thế bằng cá, bò, gà…hay lợn nhập khẩu khiến tiểu thương cũng gặp không ít khó khăn và ngành chăn nuôi sẽ mất sân nhà. Để bảo vệ người tiêu dùng, ông Cao Xuân Quảng, Trưởng Phòng bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho rằng, việc xây dựng cơ chế để công bố minh bạch các thông tin về thị trường thịt lợn là cần thiết. Chính vì vậy, Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an… cùng phối hợp, xây dựng trang thông tin điện tử, đường dây nóng, buộc kê khai hoặc quản lý giá đối với mặt hàng thịt lợn. Hơn nữa, cần tăng cường kiểm tra đảm bảo minh bạch về giá tại các khâu trong chuỗi sản xuất, cung ứng thịt lợn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, các hành vi găm hàng, đầu cơ, thao túng giá. Về phía các doanh nghiệp, cần tích cực hợp tác với cơ quan quản lý để xây dựng một thị trường thịt lợn phát triển, chủ động thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh. Ông Cao Xuân Quảng cũng khuyến cáo người tiêu dùng phải tìm hiểu các thông tin liên quan và đưa ra các quyết định tiêu dùng thông minh. Đặc biệt, cân đối tỷ lệ sử dụng thịt lợn trong bữa ăn, tránh áp lực chi phí cao, tránh tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng và chủ động tố cáo tới các cơ quan quản lý về các hành vi vi phạm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Giải pháp đủ nguồn cung thịt lợn là phải tái đàn
18:07' - 15/05/2020
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 15/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Bản chất của giá thịt lợn hiện nay là vấn đề cung cầu, hiện nay nguồn cung thiếu là rất rõ.
-
Hàng hoá
Giá thịt lợn cao - áp lực lạm phát năm 2020
11:38' - 14/05/2020
Việc đưa giá thịt lợn hơi về mức 60.000-65.000 đồng/kg là yếu tố quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Cuối năm 2020, giá thịt lợn có thể bình ổn
19:52' - 05/05/2020
Tại họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, đến cuối năm giá thịt lợn có thể bình ổn khi chưa có dịch tả lợn châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.