Xây dựng cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới truyền tải điện
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế huy động nguồn lực vào đầu tư phát triển lưới điện truyền tải, đáp ứng yêu cầu truyền tải điện, đặc biệt là lưới điện đấu nối giải tỏa công suất các nhà máy điện vào hệ thống điện Quốc gia.
Theo đó, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đang hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ Dự thảo cơ chế xã hội hóa để đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải dưới dạng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Cụ thể, theo một số nội dung chính như: Các hình thức hợp đồng áp dụng: Xây dựng-Chuyển giao (BT), Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh (BOO); Phạm vi điều chỉnh là các dự án lưới điện truyền tải (đường dây và trạm biến áp cấp điện áp từ 110kV trở lên); Các đề xuất sửa đổi quy định pháp luật để có cơ sở pháp lý thực hiện.
Cục Điều tiết điện lực xây dựng phương áp xác định giá truyền tải điện trong các trường hợp thực hiện đầu tư theo các hình thức hợp đồng BOT và BOO.
Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), quan điểm của EVN là ủng hộ chủ trương huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế xã hội để đầu tư phát triển lưới điện truyền tải nhưng phải đảm bảo đúng quy hoạch, tránh những đường dây trục chính và các nút quan trọng để không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.
EVN cho biết, chủ trương này một mặt làm giảm áp lực vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn và các đơn vị với nhu cầu đầu tư khá cao như hiện nay cũng như giai đoạn sắp tới, mặt khác, đảm bảo việc thực hiện đồng bộ giữa nguồn điện và lưới điện, từ đó giảm bớt rủi ro về hiệu quả đầu tư trong trường hợp nguồn hoặc lưới điện không đáp ứng tiến độ.
Theo EVN, pháp luật về điện lực và các luật có liên quan quy định nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, tuy nhiên nội hàm hoạt động truyền tải chưa được pháp luật quy định cụ thể đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sở hữu và quản lý vận hành.
Cụ thể, Khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải....”.
Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về “hoạt động truyền tải” bao gồm cả hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành các thiết bị, tài sản truyền tải hay chỉ bao gồm hoạt động quản lý, vận hành các thiết bị, tài sản truyền tải, vì vậy, cần phải làm rõ nội hàm của khái niệm “hoạt động truyền tải” theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực nêu trên.
Trong trường hợp xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải, trừ Khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực nêu trên, theo EVN cần phải thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật khác, đơn cử như Nghị định số 94/2017/NĐ-CP ngày 10/8/2017 về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại có quy định truyền tải, điều độ là các ngành độc quyền nhà nước trên toàn lãnh thổ.
Về xác định giá truyền tải điện (cơ chế đảm bảo để chủ đầu tư thu hồi vốn và có lợi ích kinh tế hợp lý phù hợp với hiệu quả và chất lượng đầu tư các công trình đầu tư), theo quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương, EVN hoặc Công ty mua bán điện, Tổng công ty Điện lực và khách hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải điện có trách nhiệm thanh toán chi phí truyền tải điện cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) theo hợp đồng ký kết.
Như vậy, việc thanh toán chi phí truyền tải được thực hiện theo Hợp đồng. Trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư sẽ phát sinh vướng mắc trong việc giải quyết mối quan hệ pháp lý giữa các nhà đầu tư và đơn vị sử dụng lưới truyền tải.
Đối với việc xác định giá truyền tải, EVNNPT có trách nhiệm xây dựng giá truyền tải điện hàng năm trình EVN và gửi báo cáo Cục Điều tiết điện lực thẩm tra, trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt theo quy định.
Trong trường hợp xã hội hóa đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải sẽ dẫn đến thay đổi các thông số đầu vào tính toán và cần phải có cơ chế để xác định độ tin cậy của các thông số đầu vào, cơ chế để xác định, phân chia giá truyền tải cho các chủ đầu tư, EVN phân tích./.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Đảm bảo an toàn đường dây truyền tải điện trước các vụ cháy rừng
10:40' - 21/07/2019
Theo thông tin từ Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2), sáng ngày 20/7/2019, khu vực do PTC2 quản lý đã xảy ra 2 vụ cháy rừng có nguy cơ ảnh hưởng tới đường dây (ĐZ) 500 kV và 220 kV.
-
Doanh nghiệp
Gỡ khó giải phóng mặt bằng trong xây lưới truyền tải điện
14:20' - 16/07/2019
Các dự án lưới điện nhằm giải tỏa công suất cho các nhà máy điện mặt trời lại gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
-
Doanh nghiệp
Công việc hàng ngày của những công nhân truyền tải điện
22:25' - 14/07/2019
Công nhân Công ty Truyền tải điện 2 sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ đường dây 500kV Vũng Áng- Đà Nẵng
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Vinatex chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
16:48' - 04/07/2025
Giai đoạn 2025 - 2030 tiếp tục là thời kỳ thế giới đối mặt với nhiều biến động. Vinatex đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển xanh
-
Chuyển động DN
Mục tiêu hòa đồng bộ tổ máy số 1 Dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng ngày 19/8
16:08' - 04/07/2025
Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều áp lực về tiến độ và khối lượng thi công.
-
Chuyển động DN
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm tại Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
16:05' - 04/07/2025
Công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị là một trong những công tác trọng yếu nhằm đánh giá tình trạng làm việc của các thiết bị điện trong trạm biến áp.
-
Chuyển động DN
Tập trung hoàn thành Dự án TBA 220kV Vũng Áng và đấu nối trong tháng 7/2025
15:59' - 04/07/2025
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Phạm Lê Phú và đoàn công tác vừa đi kiểm tra và đôn đốc tiến độ thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối.
-
Chuyển động DN
Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên
20:27' - 03/07/2025
Việc hoàn thành những khoảng kéo dây đầu tiên là cột mốc quan trọng, thể hiện tinh thần ‘vượt nắng thắng mưa’ của đơn vị thi công.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Osaka (Nhật Bản)
17:54' - 03/07/2025
Việc khai thác đường bay Đà Nẵng đến Osaka một lần nữa đánh dấu nỗ lực của Vietnam Airlines trong chiến lược mở rộng mạng bay tại khu vực Bắc Á.
-
Chuyển động DN
Microsoft sẽ thực hiện đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất kể từ năm 2023
15:33' - 03/07/2025
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) cho biết sẽ sa thải hàng nghìn nhân viên, và đây là đợt cắt giảm thứ ba trong vài tháng gần đây.
-
Chuyển động DN
Đà Nẵng đón chuyến bay đầu tiên từ Osaka (Nhật Bản) sau thời gian tạm dừng
14:54' - 03/07/2025
Chuyến bay mang số hiệu VN337 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), khởi hành từ thành phố Osaka (Nhật Bản) đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng.
-
Chuyển động DN
Đưa vào khai thác tàu biển lớn nhất của Hòa Phát
10:41' - 03/07/2025
Đó là tàu The Momentum 110.000 DWT phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất.