Xây dựng đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn
Chiều 10/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp về Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.
Các doanh nghiệp này, theo đề xuất ban đầu, gồm 7 doanh nghiệp; trong đó, 3 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao (Viettel, VNPT, MobiFone), 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo (Tập đoàn Điện lực EVN và Tập đoàn Dầu khí PVN), 1 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cảng biển và logistics là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, và Vietcombank thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Ngoài tổng tài sản sản trên 20 nghìn tỷ đồng, các tiêu chí chung khác của các doanh nghiệp này là chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD…
Theo đó, các tiêu chí để xác định ngành, lĩnh vực để nghiên cứu thí điểm cơ chế, chính sách phù hợp là: có tính chất mở đường, dẫn dắt; hướng tới làm chủ công nghệ số; có vai trò cần thiết trong phát triển, định hướng công nghiệp; cần thiết duy trì sự hiện diện của Nhà nước.
Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, các mục tiêu của đề án là củng cố, phát triển một số doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, mở đường, kết nối được với khu vực doanh nghiệp tư nhân; làm chủ được công nghệ; hình thành các chuỗi đổi mới sáng tạo…
Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp giải thích, “ mở đường” được hiểu là theo nghĩa là hướng đến các ngành, lĩnh vực mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Còn “dẫn dắt” theo nghĩa là hướng đến các ngành hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với sự tham gia của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Từ đó, hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, bền vững,
Dự thảo đề án cũng đề xuất các chính sách chung, với nguyên tắc phù hợp các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tuân thủ các cam kết quốc tế, không làm méo mó các quan hệ trên thị trường, tạo sự cạnh tranh, bình đẳng và tăng cường minh bạch, công khai của chính sách.
Theo đó, nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Nhà nước quản lý theo mục tiêu: giao quyền chủ động, tự quyết trong sản xuất kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp… Kiểm tra, giám sát theo hướng đánh giá hiệu quả hoạt động, đầu tư theo chỉ tiêu tài chính tổng thể, không đi theo từng dự án/hoạt động cụ thể.
Bên cạnh đó, trao quyền hoặc giao nhiệm vụ cho một số doanh nghiệp nhà nước để phát triển các hạ tầng nền tảng để có thể ứng dụng kinh tế chia sẻ, đẩy mạnh phát triển công nghệ số trong tương lai với một số chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số.
Về cơ chế riêng với các lĩnh vực, Đề án đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển dịch vụ số, nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển công nghệ cho Viettel; ban hành cơ chế hỗ trợ việc kết nối các cụm cảng; với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nghiên cứu hoạt động ngân hàng đầu tư (investment banking), hình thành quỹ đầu tư trong đó có đầu tư mạo hiểm…/.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Gỡ vướng mắc về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
18:55' - 07/02/2021
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ với báo chí về các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào tăng tính tự chủ và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước?
12:11' - 29/01/2021
Để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước, chính sách sở hữu nhà nước phải có tính ổn định lâu dài theo thời gian.
-
Doanh nghiệp
Đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững
21:57' - 12/10/2020
Theo Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng, điều quan trọng là xác định đúng vai trò, chức năng của khu vực doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực để có những chủ trương, chính sách phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 303 nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025
20:49' - 20/04/2021
UBND thành phố Hà Nội đã đề ra 303 nhiệm vụ trọng tâm thuộc 9 lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội gắn với 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo giải toả ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
20:30' - 20/04/2021
Chiều 20/4, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp chống ùn ứ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch lại một số chợ tại trung tâm Cần Thơ
20:03' - 20/04/2021
Ngày 20/4, UBND thành phố Cần Thơ có cuộc hợp với các sở, ngành, địa phương về việc di dời, quy hoạch lại một số chợ hiện đang còn “kẹt” tại trung tâm thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ vướng mắc trong đàm phán hợp đồng 3 dự án PPP cao tốc Bắc Nam
19:44' - 20/04/2021
Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với nhà đầu tư theo nguyên tắc: “trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh trường hợp này, Bộ sẽ thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
19:21' - 20/04/2021
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các ngành chức năng tại cửa khẩu chủ động giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp theo thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
17:48' - 20/04/2021
Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 2-2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới, tương đương từ 40-50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh
17:42' - 20/04/2021
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát và xây dựng kế hoạch lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ cho giai đoạn 2021 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh sẽ triển khai một số dự án giao thông trọng điểm mới
17:27' - 20/04/2021
Tp. Hồ Chí Minh sẽ triển khai các công trình giao thông trọng điểm kết nối liên vùng, các dự án khu vực cửa ngõ và khu vực thành phố Thủ Đức.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức nào trong chuyển dịch năng lượng bền vững?
15:15' - 20/04/2021
Năng lượng tái tạo và khí tự nhiên sẽ là các trụ cột cho việc chuyển dịch năng lượng nhằm giảm phát thải và tăng cường an ninh năng lượng trong dài hạn.