Xây dựng không phép, sai phép diễn biến phức tạp tại Tp. Hồ Chí Minh
Chính vì vậy HĐND Thành phố cần đưa nội dung này vào chương trình giám sát năm 2020.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Lệ cho rằng, chấm dứt xây dựng không phép là đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, phải có sự vào cuộc của toàn bộ cơ quan ban ngành, cán bộ, người dân; đồng thời đòi hỏi sự thay đổi lớn trong nếp nghĩ, cách sống của người dân và phong cách, phương pháp làm việc của cán bộ các cấp. Từ thực tiễn, bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị, các đại biểu thảo luận, xem xét đưa thêm nội dung về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố vào chương trình giám sát năm 2020. Đây có thể là giám sát chuyên đề của HĐND Thành phố hoặc giám sát cấp Thường trực HĐND nhằm giải quyết bức xúc của người dân. Theo đại biểu Đặng Thị Hồng Liên, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng không phép là do nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao; trong khi đó, các dự án nhà ở thương mại được xây dựng nhiều nhưng người thu nhập thấp không có khả năng mua, tiến độ xây dựng nhà ở xã hội chậm do không thu hút được nhà đầu tư.Tại Quận 9, có một số trường hợp đã giao đất công cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhưng đã 10 năm nay vẫn bỏ hoang. Thành phố cần có chính sách đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà ở xã hội, giải quyết nhu cầu cho người có thu nhập thấp.
Xung quanh vấn đề xây dựng không phép, sai phép, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng, nếu không có giải pháp đúng mức và quyết tâm cao cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các quận, huyện và sở, ngành thì tình trạng này không dừng lại mà còn nảy sinh vấn đề mới. Điều này đặt ra bài toán làm thế nào vừa quản lý tốt nhất, vừa tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ổn định. Tp. Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều lao động các vùng miền. Số lao động gắn bó với Thành phố không nhỏ, đi liền theo đó là nhu cầu thiết yếu về nhà ở để ổn định cuộc sống.Thành phố nên rà soát lại cơ chế quản lý, bởi dù cải cách thủ tục hành chính được thực hiện mạnh mẽ nhưng vẫn có những điểm cần tiếp tục hoàn thiện hơn. Các sở ngành đều có những chương trình rất tốt, nhưng cuối cùng quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người.
Qua giám sát tại một số phường, xã cho thấy, vẫn còn cán bộ thanh tra xây dựng, địa chính hiểu luật, hiểu thông tư chưa đầy đủ, thiếu sự hướng dẫn, sẻ chia với người dân. Không loại trừ cán bộ thỏa hiệp với những hành vi không đúng, dẫn đến tình trạng quản lý ngay từ phường, xã gặp khó khăn. Đối với những vấn đề này cần có sự giám sát thêm, nhất là những quận, huyện có diễn biến phức tạp xây dựng không phép, trái phép - đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê bày tỏ. Nói về tình trạng vi phạm trong xây dựng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng xây dựng không phép, sai phép còn được nhìn nhận ở góc độ khác.Cụ thể, một số đối tượng “đầu nậu” thu mua đất nông nghiệp của người dân với giá tương đối cao để thu gom đất, sau đó phân lô bán nền, xây dựng không phép, sai phép để bán cho người có thu nhập thấp.
Người dân thấy giá rẻ nên tiến hành mua bán, sử dụng vì cho rằng Nhà nước sẽ hợp thức hóa cho việc này. Những khu vực phân lô bán nền này không đảm bảo đầy đủ hạ tầng xung quanh như điện, nước, thoát nước, đường… Điều này phá vỡ toàn bộ quy hoạch của địa phương. Thực tế, tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn đã xảy ra tình trạng này khá nhiều và hiện vẫn chưa thể xử lý xong. Dư luận cũng đặt vấn đề liệu có sự tiếp tay của chính quyền hay không, bởi một công trình lớn vi phạm mà lại không biết. Trước thực trạng này, Thành ủy đã chỉ đạo chính quyền thành phố và các quận, huyện kiểm tra, đánh giá lại thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết tồn tại.Theo đó, Bí thư, Chủ tịch phải chịu trách nhiệm trước Thành ủy về việc để xảy ra tình trạng phân lô bán nền, xây dựng không phép, sai phép. Bởi khi các đối tượng "đầu nậu" bán xong và rút đi thì chỉ còn lại những người dân có thu nhập thấp là nạn nhân - ông Trần Vĩnh Tuyến cho hay.
Theo UBND Thành phố, tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng (xây dựng không phép, sai phép) vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương có tốc độ thị hóa nhanh như: Quận 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức…Trong 6 tháng đầu năm nay, Thành phố đã ban hành 4.729 quyết định xử phạm vi phạm hành chính đối với 1.136 trường hợp trong tổng số 1.640 trường hợp vi phạm. Trong số các trường hợp vi phạm, có 616 trường hợp xây dựng không phép, xây dựng sai phép 619 trường hợp, vi phạm khác 405 trường hợp.
Quản lý đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được UBND Thành phố tập trung 6 tháng cuối năm; trong đó, tiến hành tổng rà soát đánh giá thực trạng xây dựng, quản lý đô thị trên toàn địa bàn; có giải pháp xử lý kiên quyết ngay từ đầu đối với những trường hợp vi phạm về xây dựng; đánh giá trách nhiệm người đứng đầu địa phương.Mục tiêu đặt ra là đến cuối năm 2019, giải quyết cơ bản tình trạng xây dựng không phép, tạo chuyển biến, giảm mạnh trường hợp sai phép để hướng đến giải quyết dứt điểm tình trạng xây dựng không phép và giải quyết cơ bản tình trạng xây dựng sai phép vào năm 2020./.
- Từ khóa :
- sai phép
- sai phạm
- công trình xây dựng
- tp hồ chí minh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sai phạm trong quản lý đất công tại các tổng công ty nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh
18:37' - 11/07/2019
Việc quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó có đất công tại các tổng công ty nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bị buông lỏng trong thời gian dài, để lại hậu quả nghiêm trọng
-
Doanh nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019
13:38' - 11/07/2019
Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 23 - 27/10/2019, sở phối hợp với Tập đoàn BJC (Thái Lan) tổ chức “Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019”.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Giải cứu kịp thời 28 người bị kẹt trong vụ cháy ký túc xá
13:27' - 11/07/2019
Ngày 11/7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại ký túc xá nằm cạnh Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, khiến nhiều người dân và bệnh nhân phải di tản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa Đại thắng mùa xuân 1975
22:53' - 27/04/2025
Chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58' - 27/04/2025
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57' - 27/04/2025
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27' - 27/04/2025
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45' - 27/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48' - 27/04/2025
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54' - 27/04/2025
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50' - 27/04/2025
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35' - 27/04/2025
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.