Xây dựng “kịch bản” sản xuất nông nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn
Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Cục Trồng trọt đã đưa ra quy trình hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016.
Cùng với đó, căn cứ vào tình hìnhxâm nhập mặn, Cục Trồng trọt cũng đang xây dựng một gói kỹ thuật sản xuất nông nghiệp để khu vực này có thể thích ứng với biến đổi khí hậu cho những năm tiếp theo.
“Quan trọng nhất hiện nay là phải xây dựng được bản đồ về xâm nhập mặn, từ đó nhanh chóng nghiên cứu cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình xâm nhập mặn”, ông Ma Quang Trung nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Viện Quy hoạch Thủy lợi Việt Nam phải xây dựng được bản đồ xâm nhập mặn. Trên cơ sở đó, Cục Trồng trọt sẽ có quy hoạch, bố trí những cây trồng phù hợp. Nước biển dâng tới đâu, xâm nhập mặn tới đâu sẽ có những kịch bản đến đó.
Theo ông Ma Quang Trung, cây lúa vẫn là cây trồng thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long, do vậy trọng tâm vẫn phải tập trung vào nghiên cứu các giống lúa chịu mặn cao hơn. Cục Trồng trọt đang kết hợp với các viện, trung tâm nghiên cứu để đưa ra các giống lúa chịu mặn hơn. Với các loại cây dài ngày cũng phải tìm những loại cây trồng phù hợp.
Những khu vực bị xâm nhập mặn thường xuyên, không giống lúa nào chịu được sẽ quy hoạch nuôi tôm hoặc một vụ tôm với một vụ lúa… Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng đưa ra các giải pháp kỹ thuật để hạn chế hạn mặn xâm nhập đối với cây trồng như: ủ gốc giữ ẩm, cắt tỉa cành để khỏi thoát hơi nước…
Các địa phương tập trung chỉ đạo bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của các vụ Hè Thu 2016 và Mùa 2016 thật hợp lý, né tránh hạn, mặn, tập trung, nhanh và gọn. Thời vụ lúa Hè Thu cần tập trung vào tháng 4, tháng 5 điều này phù hợp với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và sắp xếp thời vụ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Không xuống giống lúa Xuân Hè vì lượng nước phục vụ cho sản xuất lúa khan hiếm vào các tháng đầu năm 2016. Đối với những vùng không chủ động về nguồn nước, bị xâm nhập mặn kiên quyết không gieo sạ, bắt buộc phải chờ mưa nhằm tránh thiệt hại không đáng có.
Về cơ cấu giống, ngoài các ưu tiên cho sản xuất các giống lúa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, thị trường, cần chú ý tới việc phù hợp với diễn biến nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn. Sử dụng các giống lúa ngắn ngày, giống lúa chống chịu hạn, phèn mặn, kết hợp với các biện pháp canh tác, phân bón, cung cấp dinh dưỡng cho lúa.
Cùng với đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa bị hạn mặn, trồng lúa kém hiệu quả, sử dụng các giống cây trồng có khả năng chịu hạn mặn tốt. Sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn (SRI, nông-lộ-phơi, nhỏ giọt, phun mưa...); điều chỉnh việc cấp nước phù hợp khi nguồn nước bị thiếu hụt, bảo đảm hiệu quả sản xuất.
Theo kế hoạch từ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vụ Hè Thu 2016 toàn vùng dự kiến sẽ gieo sạ hơn 1.665.300 ha, tăng 628 ha so với Hè Thu 2015. Vụ Thu Đông 2016 gieo sạ 900.861 ha, tăng 25.894 ha so Thu Đông 2015. Vụ Mùa 2016 các tỉnh gieo sạ 190.300 ha, giảm 5.800 ha./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chống chọi với hạn mặn: Phần 1 - Thiên tai lịch sử
10:43' - 17/03/2016
Gần 2 tháng qua, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên đang gồng mình trước hạn, mặn đợt chống chọi được đánh giá xảy ra sớm và sẽ kéo dài đến giữa năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Lúa chết vì hạn mặn, nông dân phải "lấy tiền bán bò mua rơm cho bò ăn"
10:12' - 16/03/2016
Hạn mặn khiến lúa chết đã dẫn đến tình trạng nhiều gia đình chăn nuôi không có rơm để cho bò ăn, phải mua rơm cuộn về dự trữ cho bò ăn dần… đợi đến tháng 10 thu hoạch lúa vụ Hè Thu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cộng đồng quốc tế “hiến kế” ứng phó hạn mặn
21:07' - 15/03/2016
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, đã gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh tại khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủy điện phát huy vai trò chống hạn – Bài 1: Dừng phát điện để tích nước
10:46' - 14/03/2016
Ông Lê Đình Bản, Phó TGĐ CTCP Thủy điện A Vương cho biết, thời gian này nhà máy thủy điện A Vương không phát điện mà sẽ tập trung tích nước hồ chứa để đối phó với hạn hán diễn ra trong năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.