Xây dựng mạng lưới đường sắt đồng bộ, hiệu quả, phát triển đô thị hiện đại
Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy mô dân số của hai thành phố này lớn nhưng cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được.
Tình trạng ùn tắc giao thông khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn nhiên liệu truyền thống đang ngày càng khan hiếm, lãng phí thời gian đáng lẽ được sử dụng cho hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống người dân.
Từ kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Đại biểu cũng nhất trí với 6 nhóm cơ chế đặc thù về: Huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển đô thị theo mô hình TOD; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; các quy định áp dụng riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị nghiên cứu để mở rộng phạm vi áp dụng cho các dự án khác trong tương lai nhằm phát triển các đô thị mới. Hiện nay, một số địa phương khác đã có quy hoạch đường sắt đô thị như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An, Bắc Ninh; đặc biệt có những địa phương đã và đang trong quá trình chuẩn bị để đầu tư đường sắt đô thị ngay trong thời kỳ 2026 - 2030.Đại biểu đề nghị, Quốc hội cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù không chỉ riêng cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà cho các địa phương, đặc biệt là các địa phương vùng lân cận với Thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Long An… hay các địa phương trong vùng Thủ đô như Bắc Ninh để xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị đồng bộ, hiệu quả, góp phần phát triển đô thị hiện đại.
Về giải pháp triển khai, tại Điều 10 dự thảo Nghị quyết đã quy định tương đối cụ thể các điều kiện, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Theo đại biểu Trần Thị Vân, hai yếu tố quan trọng để đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, đó là vốn và mặt bằng sạch.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan phải bảo đảm việc phân bổ vốn ngân sách và giám sát công tác giải ngân đúng tiến độ. Địa phương có trách nhiệm khẩn trương triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; hoàn thiện nội dung quy hoạch để sẵn sàng triển khai dự án.
Đối với chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các đại biểu đề nghị, đánh giá tổng thể hiệu quả của các dự án đường sắt dự kiến sẽ đầu tư và đánh giá kỹ lưỡng phương án tài chính, các tác động trong quá trình vận hành, khai thác của các dự án để giảm thiểu các rủi ro về sau; bổ sung các kịch bản khai thác và giải pháp trong trường hợp phải dừng khai thác tuyến đường sắt hiện hữu do thiếu hiệu quả. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) đề nghị có dự báo chính xác tương đối về con số tái định cư; đồng thời có chính sách thỏa đáng để ổn định dân cư tại khu vực chịu ảnh hưởng của dự án… Qua thảo luận tại tổ, các đại biểu nhất trí sự cần thiết phải ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Một số ý kiến đề nghị Chính phủ làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đối với sự cần thiết, tính cấp bách ban hành các cơ chế, chính sách; quan điểm và nguyên tắc ban hành các cơ chế, chính sách trong dự thảo Nghị quyết.Các đại biểu đề nghị cần có quy định chặt chẽ về hạn mức vay vốn, lãi suất, thời hạn trả nợ và các điều kiện ràng buộc khác có liên quan...; các giải pháp kiểm soát sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Tạo cơ sở pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước "càng sớm càng tốt"
14:29' - 14/02/2025
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Phân cấp, phân quyền cần cơ chế kiểm soát chặt chẽ
13:00' - 14/02/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 14/2, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); trong đó việc phân cấp, phân quyền cần cơ chế kiểm soát chặt chẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
07:58' - 14/02/2025
Sáng 14/2, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp tinh gọn bộ máy
10:43'
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, các nội dung được xem xét tại phiên họp lần này nhằm phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy để trình cấp có thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Hệ thống thuế điện tử đã hoạt động trở lại
10:04'
Ngành thuế phải đặc biệt lưu ý đối với chuyển đổi số liệu và ứng dụng quản lý thuế đảm bảo an toàn tuyệt đối, quyết tâm ngay sau khi chuyển đổi vận hành sẽ được triển khai thông suốt ngay...
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Hóa chất phù hợp với xu thế phát triển xanh
08:31'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) về những điểm mới trong Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chinh phục mục tiêu xuất khẩu 454 tỷ USD
08:00'
Với mục tiêu tăng trưởng 12%, kim ngạch xuất khẩu năm 2025 cần đạt 454 tỷ USD, đồng nghĩa với việc mỗi tháng phải tăng thêm khoảng 4 tỷ USD so với năm 2024 – một thách thức không nhỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa
19:05' - 16/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chương trình, kế hoạch để cùng cả nước đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:13' - 16/03/2025
Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo các dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
18:13' - 16/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc
15:01' - 16/03/2025
Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên với yêu cầu "6 hơn"
11:11' - 16/03/2025
Sáng 16/3, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên.