Xây dựng nền tảng học trực tuyến phổ cập kỹ năng số
Bộ Thông Tin và Truyền thông đã xây dựng nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) tại địa chỉ OneTouch.mic.gov.vn nhằm phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng gồm: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ công nghệ số cộng đồng và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm của công dân số.
Triển khai Quyết định 146 ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Được đưa vào vận hành từ đầu tháng 4/2022, đến nay nền tảng OneTouch đã hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho 204.397 lượt cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, bồi dưỡng, tập huấn cho 255.545 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng; phổ cập kỹ năng số cho người dân đạt gần 18 triệu lượt truy cập.
Đặc biệt, trong năm 2023, Bộ sẽ hình thành mạng lưới 500 chuyên gia chuyển đổi số từ các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở đội ngũ 100 chuyên gia Chính phủ điện tử. Đồng thời, thực hiện bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ chuyên gia này. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt trong tiến trình triển khai chuyển đổi số tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử để hình thành mạng lưới chuyên gia từ Trung ương đến địa phương, đã được Bộ Thông Tin và Truyền thông khởi động từ cuối năm 2019, với đối tượng chính là các trưởng, phó phòng công nghệ thông tin hoặc giám đốc trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông của các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài việc tham gia các khóa đào tạo do Bộ Thông Tin và Truyền thông tổ chức, những năm qua, thông qua các hoạt động và diễn đàn trên mạng, đội ngũ 100 chuyên gia Chính phủ điện tử đã trao đổi, chia sẻ nhiều cách làm hay, giải pháp tốt, đồng thời kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới làm lực lượng nòng cốt, những hạt nhân cho quá trình triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại Việt Nam.
Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam hiện xếp thứ 86/193 quốc gia về chính phủ số, chính phủ điện tử, với chỉ số thuộc nhóm quốc gia ở mức cao. An toàn thông tin mạng đã tăng 75 bậc, hiện xếp thứ 25/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đóng góp của kinh tế số vào GDP Việt Nam theo ước tính của Bộ Thông Tin và Truyền thông đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên đạt 14,26% vào năm 2022. Về xã hội số, Việt Nam đang làm tốt việc phổ cập điện thoại thông minh, tài khoản thanh toán số đến người dân và cáp quang băng rộng đến hộ gia đình.
Đáng chú ý, từ năm 2020-2022, kết quả đánh giá của Bộ Thông Tin và Truyền thông cũng khá tương đồng với Liên Hợp Quốc, với chỉ số chuyển đổi số quốc gia và các chỉ số thành phần về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đều tăng qua các năm./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023 có gì mới?
14:04' - 11/05/2023
Sáng 11/5, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Ứng dụng AI giúp dự đoán khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư
15:49'
Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) FaceAge có khả năng phân tích ảnh chân dung để ước tính "tuổi sinh học" của một người - tức mức độ lão hóa thực tế của cơ thể, không chỉ dựa vào tuổi theo năm sinh.
-
Công nghệ
Thái Bình thí điểm ứng dụng công dân số
07:30'
Với 16 tính năng, ứng dụng “Công dân số tỉnh Thái Bình” giúp người dân cập nhật tin tức chính thống, thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách của tỉnh.
-
Công nghệ
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI riêng biệt
13:40' - 08/05/2025
OpenAI đã công bố sáng kiến OpenAI for Countries (tạm dịch OpenAI cho các quốc gia) nhằm hỗ trợ các nước xây dựng hạ tầng AI riêng biệt.
-
Công nghệ
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng và công nghệ số
07:30' - 08/05/2025
Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, được coi là “trái tim” của quá trình chuyển đổi số.
-
Công nghệ
Bắc Giang đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ chuyển đổi số quốc gia
14:00' - 07/05/2025
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã thu thập được 2.057.356 dữ liệu công dân, các nội dung công tác làm sạch như thu thập, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu dân cư được thực hiện hàng ngày.
-
Công nghệ
Instacart trình làng ứng dụng hướng đến người dùng Gen Z
07:30' - 07/05/2025
Ứng dụng mới Fizz cho phép nhiều người dùng tham gia vào một đơn hàng, tự trả tiền cho các mặt hàng của họ và giao chúng cùng nhau với mức phí cố định là 5 USD.
-
Công nghệ
Trung Quốc công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp đột phá ScienceOne
14:47' - 06/05/2025
Ngày 6/5, CAS đã công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp AI mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ An Giang xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”
14:00' - 06/05/2025
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” tại An Giang được triển khai rộng khắp, thu hút hơn 140 đội hình thanh niên tình nguyện với gần 1.300 thành viên.
-
Công nghệ
Tiếp sức mùa thi 2025: Hỗ trợ sĩ tử toàn diện với nền tảng số thông minh
07:30' - 06/05/2025
Tâm điểm của chương trình năm nay là nền tảng trực tuyến toàn diện với website tiepsucmuathi.vn.