Xây dựng thương hiệu nông sản, gia vị Việt bằng sản phẩm chế biến
Đặc biệt, gia vị giữ vai trò quan trọng trong việc tạo sự khác biệt giữa các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và quốc gia. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm "Dòng chảy thị trường gia vị" do Hội hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15/4.
*Cải tiến chất lượng, tiện lợi Theo các chuyên gia, nhiều mặt hàng nông sản, gia vị Việt Nam đang rất cạnh tranh trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Điều này cho thấy, đa dạng sản phẩm nông sản, gia vị chế biến đã tiếp cận được thị trường và từng bước khẳng vị thế thương hiệu, mang đậm bản sắc dân tộc và văn hóa Việt trong tiêu dùng, ẩm thực.Ghi nhận từ thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, hàng loạt sản phẩm nông sản, gia vị chế biến được tung ra thị trường và nhiều mặt hàng truyền thống được nâng cấp, cải tiến theo hướng sơ chế, chế biến sẵn. Đồng thời, từ chất lượng, tiêu chuẩn... cho đến bao bì, nhãn mác ngày càng đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Chính vì vậy, đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia thị trường nông sản, gia vị chế biến cần chuẩn hóa sản phẩm ngay từ đầu, đăng ký sở hữu trí tuệ, có chứng nhận chất lượng sản phẩm...
*Chuẩn hóa mô hình sản xuất Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và độ mở sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam thì để cung ứng sản phẩm vào doanh nghiệp FDI hay chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa quốc gia thì doanh nghiệp Việt phải thay đổi quản trị công ty, vận hành quy trình sản xuất...Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng đội ngũ lao động, tích lũy nguồn lực, đầu tư công nghệ... theo tiêu chuẩn quốc tế mới có thể mở cửa chào đón khách hàng công nghiệp đến tham quan, khảo sát và tìm kiếm đơn hàng xuất nhập khẩu.
Đánh giá thị trường nông sản, gia vị chế biến rất tiềm năng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng ông Ngô Đình Dũng, Giám đốc điều hành Công ty Giải pháp quản trị tổng thể (ISM) cho rằng, doanh nghiệp cần cởi mở tư duy, đổi mới sáng tạo sản phẩm để tăng sự phong phú cho ngành hàng này. Mặt khác, tất cả sản phẩm ra thị trường quốc tế thì trước hết phải có thương hiệu tại thị trường nội địa và chinh phục người tiêu dùng. "Vấn đề quan trọng hiện nay, là doanh nghiệp có chiến lược nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, khai thác được tiềm năng của thị trường nông sản, gia vị chế biến để có định hướng sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Điển hình, khi nói đến nông sản, gia vị thì mọi người thường nghĩ về yếu tố tài nguyên bản địa, bí truyền... nhưng trong bối cảnh hiện nay có thể mở rộng đáp ứng tiêu chuẩn về dinh dưỡng, an toàn, tiện lợi...", ông Ngô Đình Dũng cho biết thêm. Để thương hiệu nông sản, gia vị chế biến định vị thương hiệu trên thị trường, thì gia công cũng là một trong những bước cần thiết mang lại điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt xây dựng năng lực sản xuất kinh doanh, hiểu biết thị trường, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng... Hơn thế nữa, những doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực chưa đủ sức triển khai nhiều chiến lược toàn diện cùng một lúc như sản xuất, tiếp thị, bán lẻ... thì có thể tham gia chuỗi cung ứng ở những mắt xích phù hợp và tận dụng được lợi thế của mình. Nông sản, gia vị và ẩm thực Việt rất phong phú, nên sản phẩm đưa ra thị trường cần chú trọng đảm bảo tính nhận biết sản phẩm, nhận diện thương hiệu, hoặc tuỳ theo phân khúc thị trường mà chuẩn hóa quy trình sản xuất kinh doanh cơ bản cần được ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo, doanh nghiệp có thể phát triển thêm một số dòng sản phẩm đặc thù, nâng cấp thương hiệu, hướng đến những phân khúc khách hàng cao cấp. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao khuyến khích, các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản, gia vị chế biến cần "bắt tay" để xây dựng thương hiệu và làm thị trường cho những ngành hàng này, cũng như phát triển sản phẩm nông nghiệp Việt. Nếu không xây dựng được thương hiệu thì giá cả sản phẩm và năng lực cạnh tranh của nông sản, gia vị chế biện Việt nam sẽ yếu thế trên thị trường khu vực và toàn cầu. Đồng thời, con đường mang sản phẩm xuất khẩu ra thế giới khó rộng mở cho doanh nghiệp. Từ thực tế trong hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương, một số doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh cũng chia sẻ kinh nghiệm, các đối tác, nhà nhập khẩu, người mua hàng... ưa chuộng phương thức trao đổi và chào hàng bằng tiêu chuẩn chất lượng trên cơ sở cung cấp quy trình, hình ảnh, thông tin... sản xuất kinh doanh sản phẩm.Do đó, những doanh nghiệp chuẩn bị và chủ động phương thức kết nối với chuẩn hóa thông tin bằng cơ sở dữ liệu, có nhiều cơ hội nhận được đơn hàng và khách hàng hơn là phương thức giao thương chỉ bằng ngôn ngữ./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá một số loại lúa giảm
20:41' - 09/04/2022
Trong tuần qua, thị trường lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều biến động. Tuy nhiên, vẫn có một số loại lúa có giá giảm so với tuần trước.
-
Thị trường
Kết nối hợp tác xã tạo đà tiêu thụ nông sản
14:07' - 08/04/2022
Trước nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới ngày càng cao, thúc đẩy kết nối sản xuất, tiêu thụ mà điển hình là kết nối hợp tác xã giúp cho chuỗi này được dễ dàng hơn.
-
Hàng hoá
Giá nông sản chi tiết hôm nay 8/4
08:51' - 08/04/2022
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường, ngô, khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mỳ thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 07/4/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hợp tác xã là để tạo giá trị cho nông sản
13:33' - 07/04/2022
Hợp tác xã là một thành phần của kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập của nông dân. Thu nhập của nông dân không chỉ là nông sản mà họ sản xuất ra mà còn ở các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11'
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.