Xây dựng văn hóa ứng xử chung cư tại Hà Nội - Bài 4: Nhân rộng những mô hình hay
Đặc biệt nhiều phong trào, mô hình hay đã xuất hiện, có sức lan tỏa, góp phần nâng cao văn hóa ứng xử cho người dân trong các chung cư.
*Lan tỏa các phong trào văn hóa Khu tái định cư Dịch Vọng, quận Cầu Giấy gồm 7 tòa nhà 14 tầng, 7 tòa nhà 6 tầng và 1 số hộ liền kề, với trên 1.000 hộ dân. Khu chung cư này được đưa vào sử dụng khá lâu, từ năm 2006. Ông Nguyễn Văn Toàn, Tổ trưởng Tổ dân phố số 9, phường Dịch Vọng, đồng thời là cư dân tòa nhà NO1 Khu tái định cư Dịch Vọng cho biết, người dân sống ở đây có độ tuổi khác nhau, đến từ nhiều địa phương khác nhau, mang theo thói quen sinh hoạt, văn hóa địa phương về cùng. Chính vì vậy, việc tạo ra nếp sống văn hóa chung, phù hợp với cộng đồng dân cư là rất khó khăn. Tuy nhiên, nhiều năm qua, Ban quản trị các nhà chung cư và tổ dân phố kiên trì xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, được cư dân ủng hộ cao. Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng của thành phố Hà Nội được triển khai đến các tổ dân phố, đề nghị từng hộ dân ký cam kết thực hiện, đồng thời dán ở cầu thang bộ và cầu thang máy để cư dân dễ tiếp cận.Một số Câu lạc bộ được thành lập như: Câu lạc bộ văn nghệ của Chi hội Phụ nữ sinh hoạt đều đặn vào các tối thứ 4 hằng tuần; Câu lạc bộ thể dục thể thao tổ chức luyện tập bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông cho cư dân. Chi hội Người cao tuổi, Phụ nữ, Thanh niên tham gia phong trào sáng - xanh - sạch - đẹp, tổ chức dọn vệ sinh vào sáng thứ Bảy hằng tuần. Mỗi năm, tổ dân phố tổ chức cho cư dân đi tham quan hai lần ở di tích Bạch Đằng Giang, chùa Bái Đính và nhiều nơi khác. Nhiều năm nay, Tổ dân phố số 9 đạt danh hiệu Tổ dân phố văn hóa. Mọi người sống trong chung cư rất đoàn kết.
Xác định việc xây dựng đời sống văn hóa cho cư dân là quá trình lâu dài, bên cạnh việc xử lý vi phạm của cư dân, Ban quản trị chung cư New Horizon City, 87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai cố gắng tạo ra môi trường sinh hoạt tốt nhất cho cư dân. Tại đây, các cư dân đã tổ chức được các Câu lạc bộ: Yoga, võ, bóng đá, bóng bàn, tennis. Dịp lễ Tết như: Trung thu, 1/6 hay Tết Nguyên đán, Ban quản trị chung cư tổ chức liên hoan cho các cháu và cư dân. Phường Yên Hòa - khu vực được xây dựng khá nhiều chung cư của quận Cầu Giấy thường xuyên đứng ra giải quyết mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư trong các tòa nhà bằng nhiều giải pháp như: Tổ chức tọa đàm để đưa ra quy tắc ứng xử trong chung cư, bộ quy tắc ứng xử sẽ được in ra và phát tại nơi công cộng cũng như đến từng hộ. Qua đó,người dân được nâng cao nhận thức, có thái độ văn minh trong ứng xử với các mâu thuẫn xảy ra. *Đi tìm chung cư không tranh chấp Trong khi không ít chung cư trên địa bàn Hà Nội vướng vào “lùm xùm” mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người mua nhà do vấn đề quản lý thiếu chuyên nghiệp, trên thực tế, một số dự án đã được vận hành trơn tru, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cư dân. Điều đáng nói là, không ít trong số đó là các chủ đầu tư đã chịu chi tiền để thuê đơn vị quản lý uy tín nước ngoài. Khu đô thị Ciputra Hanoi (quận Tây Hồ) là một trong những dự án tiên phong trong việc chỉ định đơn vị quản lý đô thị nước ngoài vào vận hành và quản lý. Ciputra Hanoi được đầu tư bởi Công ty Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Để đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về quản lý, vận hành Khu đô thị Ciputra, hơn 10 năm qua, chủ đầu tư đã chỉ định Ban Quản lý Công sản (do Tập đoàn quản lý bất động sản nước ngoài quản lý) là đơn vị quản lý. Đơn vị này đảm bảo cung cấp các dịch vụ cao cấp như: Lễ tân 24/7 tại các tòa nhà; kỹ thuật bảo trì và trực sự cố cho toàn khu đô thị… Do đó, từ năm 2004 đến nay, tại Ciputra Hanoi chưa từng xảy ra bất kỳ sự cố kỹ thuật nào lớn do công tác bảo trì, vận hành hệ thống kỹ thuật. Chủ đầu tư và Ban Quản lý Công sản đồng hành cùng cư dân trong việc duy tu, bảo dưỡng và phát triển các khu vực tiện ích trong khu đô thị kể cả đối với khu vực căn hộ, biệt thự đã bàn giao từ hơn 10 năm qua, giúp nhà của cư dân lúc nào cũng như mới. Cùng với đó, các hoạt động cộng đồng được tổ chức và phát triển nhằm gắn kết mối quan hệ cộng đồng cư dân như: Chợ phiên Ciputra hàng tháng, lễ hội sách Ciputra, lễ hội Halloween, cuộc thi họa sĩ nhí… Một dự án khác do nhà đầu tư trong nước quản lý cũng được cộng đồng cư dân đánh giá tốt, đó là chung cư Lilama, 124 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Dự án do Tổng Công ty Lilama làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý, vận hành. Chung cư có ban quản trị, tổ dân phố, chi bộ với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng đầy đủ, thu hút đông đảo cư dân tham gia. Dự án được chủ đầu tư trực tiếp quản lý nên khá bài bản, chuyên nghiệp.Tòa nhà có các cán bộ kỹ thuật trực 24/24 đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ hay hỏng hóc khác. Công tác bảo dưỡng, bảo trì thang máy, vệ sinh và các hạng mục khác của tòa nhà được tiến hành thường xuyên. Hàng năm, ban quản trị đều công khai thu chi tài chính để cư dân biết. Do đó, dù đã bàn giao 10 năm nhưng tại đây không xảy ra tranh chấp, kiện cáo liên quan đến công tác quản lý, vận hành tòa nhà.
Thực tế cho thấy, mâu thuẫn trong các chung cư hoàn toàn có thể tháo gỡ, khắc phục được nếu có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng cùng các cấp chính quyền, sự hỗ trợ, đồng thuận từ người dân và hơn hết là sự hợp tác tích cực của chủ đầu tư. Quan trọng hơn, các bên cần có cách ứng xử văn minh trong việc giải quyết mâu thuẫn. Có như vậy, tình trạng tranh chấp chung cư mới có thể “hạ nhiệt” và giữ được trật tự cộng đồng, đặc biệt là nền tảng văn hóa xã hội./. Bài cuối: Hình thành văn hóa ứng xử văn minh ( TTXVN 1/8)Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Văn hóa ứng xử chung cư tại Hà Nội - Bài 3: Loay hoay xử lý vi phạm
09:35' - 31/07/2019
Dù chưa có bộ khung chuẩn cho văn hóa chung cư, Ban quản trị, Ban đại diện các chung cư tại Hà Nội đang cố gắng tạo ra nếp sống văn hóa mới,nắn chỉnh hành vi không phù hợp nhằm nâng cao ý thức cư dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Văn hóa ứng xử chung cư tại Hà Nội – Bài 2: Muôn kiểu tranh chấp
09:34' - 31/07/2019
Tranh chấp chung cư đã và đang trở thành một vấn đề "nóng" và lan rộng như "một làn sóng" tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội từ chung cư cao cấp đến bình dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Văn hóa ứng xử chung cư tại Hà Nội – Bài 1: Tùy tiện thói quen sinh hoạt
09:20' - 30/07/2019
Xuất hiện sau mô hình khu tập thể cao tầng, chung cư hiện đại được coi là yếu tố cấu thành của một đô thị phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản đặt kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW
14:50' - 09/05/2025
Các doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng Nghị quyết 68 mở ra cơ hội thay đổi toàn diện cơ chế định giá. Khi triển khai đồng bộ, minh bạch sẽ là cải tổ toàn diện cơ chế định giá đất trong thời gian tới.
-
Bất động sản
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp chủ động tham gia phát triển nhà ở xã hội
13:15' - 09/05/2025
Tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội sẽ được rút ngắn đáng kể so với quy định hiện hành. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động tham gia vào phân khúc nhà ở xã hội,
-
Bất động sản
Bố trí đủ kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương
12:47' - 09/05/2025
Các địa phương cần sử dụng kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất, chất lượng đất và tiềm năng đất đai làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất các cấp.
-
Bất động sản
Cần Thơ sớm ban hành giá đất làm cơ sở cho thu ngân sách
21:48' - 07/05/2025
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương tham mưu cho UBND thành phố sớm có bảng giá đất.
-
Bất động sản
Phân quyền mạnh, giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
19:30' - 07/05/2025
Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Bất động sản
Nhiều doanh nghiệp tìm cơ hội đầu tư nhà ở xã hội
16:11' - 07/05/2025
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hoàng Giang cho biết, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều chủ trương, chính sách để thu hút nhà đầu tư triển khai các dự án xã hội.
-
Bất động sản
Hải Dương sẽ hoàn thành 576 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
10:42' - 07/05/2025
Theo UBND tỉnh Hải Dương, từ năm 2025 đến năm 2030, Hải Dương phấn đấu xây dựng được 15.281 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn khoảng trên 1,1 triệu m2.
-
Bất động sản
Không tạo khoảng trống pháp lý, ảnh hưởng đến người sử dụng đất
19:22' - 06/05/2025
Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố theo Đề án, sẽ xuất hiện tình trạng trong phạm vi của tỉnh, thành phố sau thực hiện sáp nhập có sự không thống nhất đối với một số quy định cụ thể.
-
Bất động sản
Dòng tiền đầu tư có xu hướng vào bất động sản
15:32' - 05/05/2025
Một số chủ đầu tư tập trung phát triển sản phẩm liền kề, nhà phố với tổng thành thấp hơn so với biệt thự nhằm thu hút nhiều nguồn cầu hơn.